Trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Nhật Bản trong năm 2020, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng các luật pháp quốc tế trong chuyện tranh chấp biển Hoa Đông, “hoặc họ sẽ phải trả giá”.

Nhật Bản cảnh cáo Trung Quốc ‘sẽ phải trả giá’ nếu không tôn trọng chuẩn mực quốc tế

Mỹ Trinh | 15/01/2020, 12:35

Trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Nhật Bản trong năm 2020, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng các luật pháp quốc tế trong chuyện tranh chấp biển Hoa Đông, “hoặc họ sẽ phải trả giá”.

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 15.1 dẫn hãng tin Kyodo (Nhật) cho biết khi dự một hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở Washington, ông Kono đã nhắm vào Trung Quốc trong bài phát biểu, rằng Nhật “không còn có thể bỏ qua” việc tàu chiến Trung Quốc thường xuyên xâm phạm lãnh hải thuộc quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.

Quần đảo Senkaku hiện do Nhật kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền từ năm 1971, đặt tên là quần đảo Điếu Ngư. Họ thường xuyên đưa tàu và máy bay vào Senkaku, trong một chiến dịch chiếm từng đảo nhỏ không người ở của quần đảo này.

Ông Kono còn nói trong khi Nhật lên kế hoạch tiếp đón ông Tập làm thượng khách trong năm 2020, nhưng Trung Quốc cần “tích cực làm việc" để cải thiện tình hình, “nếu không thì chúng tôi có thể tìm ra một môi trường khó cho chuyến thăm này. Các chuẩn mực quốc tế, như tự do, dân chủ, trật tự pháp lý được các nước xây dựng và bảo vệ, gồm Nhật Bản, Mỹ và các nước khác, để vượt qua những khó khăn. Nếu Trung Quốc xem nhẹ các chuẩn mực quốc tế, họ sẽ phải trả giá”.

Cũng tại Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật gặp người đồng nhiệm Mỹ Mark Spencer ở Lầu Năm Góc,bàn luận về tình hình căng thẳng ở Trung Đông cùng các vấn đề khác. Tokyo đã cử một tàu chiến và các tàu tuần tra của Cục Phòng vệ Nhật Bản (SDF) để giúp bảo vệ các tàu thương mại của Nhật, dù khu vực hoạt động của số tàu này sẽ không gồm Eo biển Hormuz, một vùng biển nhạy cảm bao quanh Iran.

Vấn đề cử SDF ra nước ngoài luôn gây tranh cãi ở Nhật. Hiến pháp yêu chuộng hòa bình (do Mỹ soạn sau Thế chiến 2) hạn chế SDF sử dụng vũ khí và quân đội. Nhưng Nhật dựa mạnh vào nguồn cung dầu thô từ Trung Đông, đã quyết cử tàu chiến sau khi Mỹ kêu gọi Nhật cũng nên đảm nhận một vai trò bảo vệ các tàu thương mại.

Tại cuộc họp báo chung với ông Kono, ông Esper hoan nghênh nỗ lực của Nhật, nói thêm rằng Mỹ-Nhật sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin và hợp tác trong các hoạt động ở Trung Đông, để quảng bá quyền tự do đi lại và tự do thương mại. Ông Kono nói Nhật sẽ thực hiện các nỗ lực ngoại giao để kéo giảm tình hình, ổn định tình hình ở khu vực này.

Ông Kono cũng nói SDF sẽ hoạt động cách biệt với liên minh hàng hải do Mỹ dẫn đầu để bảo đảm an toàn ở các vùng biển chủ yếu ở Trung Đông. Quyết định này dựa vào căn cứ quan hệ hữu nghị lâu nay giữa Nhật với Iran.

Về vấn đề CHDCND Triều Tiên, hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Nhật nói, việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo là “mối đe dọa nghiêm trọng” cho khu vực Bắc Á. Ông Kono nói Mỹ-Nhật đều công nhận tầm quan trọng của việc tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ về việc hủy bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Khi các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân Mỹ-Triều bị kéo dài, đã có sự lo sợ khả năng Bình Nhưỡng tung ra những đòn khiêu khích quân sự, Bộ trưởng Quốc phòng Esper tuyên bố: “Quân đội Mỹ sẵn sàng chiến đấu trong tối nay nếu cần thiết”, nhưng ông nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn tin tưởng “hướng tốt nhất vẫn là một giải pháp ngoại giao đạt kết quả trong việc giải giáp hạt nhân ở Triều Tiên”.

Các ông Esper- Kono cũng bàn vấn đề chia sẻ gánh nặng tài chính cho việc tiếp đón lực lượng quân Mỹ trú đóng ở Nhật. Ông Kono nói hãy còn quá sớm để bắt đầu đàm phán.

Mỗi năm Nhật chi tổng cộng gần 200 tỉ Yen (1,8 tỉ USD) cho khoản tiếp đón này. Thỏa thuận đóng góp 5 năm hiện nay sẽ hết hạn vào tháng 3.2021. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rõ Nhật và Hàn Quốc cần gánh chi phí nhiều hơn, vì họ cần quân trú đóng Mỹ bảo vệ.

Mỹ Trinh (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản cảnh cáo Trung Quốc ‘sẽ phải trả giá’ nếu không tôn trọng chuẩn mực quốc tế