Sau khi hồ sơ Panama được tiết lộ với hàng trăm cá nhân, tổ chức bị nghi ngờ, làm nóng dư luận trong thời gian qua, đã có nhiều thắc mắc liên quan đến số vốn khủng mà các "thiên đường thuế" rót vào Việt Nam.

Nhìn nhận thế nào về đầu tư từ các 'thiên đường thuế' vào Việt Nam

tuyetnhung | 12/05/2016, 16:57

Sau khi hồ sơ Panama được tiết lộ với hàng trăm cá nhân, tổ chức bị nghi ngờ, làm nóng dư luận trong thời gian qua, đã có nhiều thắc mắc liên quan đến số vốn khủng mà các "thiên đường thuế" rót vào Việt Nam.

Hiện nay, có nhiều vùng, lãnh thổđược xem là "thiên đường thuế" nổi tiếng như: Bermuda, British Virgin Islands (BVI), Cayman, Jersey, Luxembourg, New Zealand, Singapore, Bahamas, Panama, tiểu bang Delaware (Mỹ), Thụy Sĩ, Ireland, Bỉ, Hồng Kông, Guernsey… Trong sốđó, có nhiều vùng, lãnh thổđầu tư vào Việt Nam như: Singapore, BVI, Cayman...

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20.4.2016, những "thiên đường thuế" đầu tư vào Việt Nam gồm: Singapore đầu tư 36,28 tỉ USD với 1.600 dự án, Hồng Kông đầu tư 15 tỉ USD với 1.018 dự án, BVI đầu tư 19 tỉ USD với 644 dự án, Quần đảo Cayman đầu tư 6,3 tỉ USD. Ngoài ra, Bermuda đầu tư khoảng 232 triệu USD, Bahamas đầu tư 108 triệu USD và Panama đầu tư 51 triệu USD…

Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh việcđầu tư của các công ty từcác "thiên đường thuế" vào Việt Nam.Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã cuộc trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Theo ông, vì sao các doanh nghiệp lại chọn "thiên đường thuế" làm nơi thành lập công ty, từđóchuyển vốn về Việt Namđầu tư?

Tại các“thiên đường thuế” như British Virgin Islands, các doanh nghiệp chỉ mất 100 USD để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau khi đăng ký xong, họ tránh được mức thuế cao trong nước và sử dụng nguồn vốn để đầu tư ngược về trong nước với tư cách là nhà đầu tư ở nước ngoài rót vốn vào các dự án trong nước.Đồng thời, ở nơi đây cũng có các thủ tục thành lập doanh nghiệp dễ dàng, chi phíthành lập và duy trìhoạt động của những doanh nghiệp đặt trụ sở tại đây cũng thấp hơn các nơi khác.

Hiện nay, việc các doanh nghiệp trốn thuế, lách luật, chuyển giá là chuyện bình thường. Còn tại Việt Nam, các doanh nghiệp đến đây đầu tư chỉ cần tuân thủ đúng quy định pháp luật như: nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp tất cả loạithuế đã được quy định thì sẽ được đầu tư bình thường.

Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam, chính sách và cơ chế tài chính của ta cũng cởi mở hơn nhiều. Hơn nữa, Việt Nam lại là điểm đến thu hút đầu tư với nhiều yếu tố như: chi phí lao động, khả năng cạnh tranh... nên các doanh nghiệp từ “thiên đường thuế” cũng như các nơi khác đã chú ý đến Việt Nam và kéo đến đầu tư.

Thưaông, vớiviệc công bốhồ sơ Panama, liệucác dự án đầu tưtừ các"thiên đường thuế" hiện đang có mặt tại Việt Nam có bị ảnh hưởng gìkhông?

Chính phủ Việt Nam đã đánh giá rất chặt chẽ trong từng dự án và từng nhà đầu tư đến từ các “thiên đường thuế”. Theo đó, hiệu quả của các dự án từ "thiên đường thuế" hay bất kỳ quốc gia nào khác có bị ảnh hưởng hay không là phụ thuộc vào năng lực và khả năng giám sát các dự án của Việt Nam, chứ không phải phụ thuộc vào vùng, lãnh thổđầu tư. Ví dụ, không thể phụ thuộc vàonhững yếu tố bên trong các quốc gia, vùng lãnh thổnhư: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc... mà đánh giá về hiệu quả của các dự án mà họ đầu tư.

Do hiện nayViệt Nam đang trong quá trình hội nhập, mở cửa cho nước ngoài đầu tư sâu rộng nên phải biết hợp tác, giám sát, giúp đỡ doanh nghiệp nước ngoài những khi họ khó khăn. Nếu họ vi phạm thì phải hướng dẫnđể họ khắc phục, nếu vi phạm quá mức thì sẽ bị xử lý, chứ không phải do [họ đến từ]nơi này nơi kia mà cáo buộc họ.

Mặt khác, số vốn giải ngân từ các "thiên đường thuế" vào Việt Nam hiện nay cũng chưa có những dấu hiệu bất thường nên tất cả chỉphụ thuộc vào năng lực quản lý cũng như giám sát của mình thôi.

Theo ông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chỉ đạo kiểm tra, rà soát các dự án từ các"thiên đường thuế"như thế nào để đảm bảo hiệu quả tốt nhất?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cầnphải chỉ đạo thường xuyên. Từ năm 2006, các dự án từ lớn đến nhỏ đều giao cho Ủy ban Tài chính địa phương phân loại. Nếu có dự án nào lớn thì sẽ trình lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu lớn hơn nữa thì trình lên Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đồng ý thì mới được cấp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn quan tâm đến việc thanh tra, giám sát, theo dõi các dự án. Cho đến nay cũng đã có hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài bị loại ra khỏi danh sách ở các địa phương.Sẽ có 3 vấn đề màcác cơ quan quản lý cần theo dõi cácnhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài:

Thứ nhất làcho phép các doanh nghiệp được cấpgiấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh hoạt độngtheo đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp nào gặpkhó khăn thì giúp họ giải quyết.

Thứ ba lànếu vi phạm thì hướng dẫn họ xử lý. Chẳng hạn, nếu vi phạm vềmôi trường thì yêu cầu họ thực hiện lại việc xử lý chất thải và chất rắn. Còn nếu vi phạm quá mức thì xử lý theo pháp luật.

Xin cảm ơn ông!

Tuyết Nhung (thực hiện)

Ảnhminh họa.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhìn nhận thế nào về đầu tư từ các 'thiên đường thuế' vào Việt Nam