Hôm 21.3, Tổng thống Joe Biden lên án nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống và quyền tối cao của người da trắng mà ông nói rằng đã gây khó khăn cho Mỹ từ lâu.

Ông Biden lên án nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ, Trung Quốc, Myanmar

Nhân Hoàng | 22/03/2021, 07:34

Hôm 21.3, Tổng thống Joe Biden lên án nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống và quyền tối cao của người da trắng mà ông nói rằng đã gây khó khăn cho Mỹ từ lâu.

Bằng ngôn ngữ thẳng thừng, Tổng thống Biden cho biết Mỹ phải đối mặt với các vấn đề phân biệt chủng tộc, bài ngoại và chủ nghĩa tư bản.

Tuyên bố của ông Biden theo sau cảm xúc tương tự từ Phó Tổng thống Kamala Harris, người đã trình bày chi tiết tại thành phố Atlanta, bang Georgia hôm 19.3 về lịch sử phân biệt đối xử của Mỹ với người gốc Á.

Hôm 19.3, Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris thăm thành phố Atlanta sau vụ Robert Aaron Long, nam thanh niên 21 tuổi xả súng bắn chết 8 người ở 3 tiệm mát xa, trong đó có 6 phụ nữ gốc châu Á (4 nạn nhân gốc Hàn).

Là Phó tổng thống người Mỹ gốc Á đầu tiên trong lịch sử Mỹ, bà Kamala Harris đã gắn bạo lực với lịch sử phân biệt chủng tộc lâu đời ở nước này và ví nó như mục tiêu nhắm vào người Hồi giáo sau vụ tấn công ngày 11.9.2001.

"Phân biệt chủng tộc là có thật ở Mỹ và nó luôn luôn như vậy. Chứng bệnh kỳ thị bài ngoại là có thật ở Mỹ và luôn luôn xảy ra. Phân biệt giới tính cũng vậy. Tổng thống và tôi sẽ không im lặng. Chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Chúng tôi sẽ luôn lên tiếng chống lại bạo lực, căm thù tội ác và phân biệt đối xử ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào nó xảy ra", bà Kamala Harris nhấn mạnh.

Hôm 19.3, ông Biden bày tỏ lo ngại về sự gia tăng bạo lực chống người châu Á ở Mỹ: "Sự căm thù không thể có bến đỗ an toàn ở Mỹ. Nó phải dừng lại. Tất cả chúng ta phải cùng nhau hành động để nó dừng lại", đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ qua dự luật về tội ác thù hận vì COVID-19 sẽ mở rộng việc xem xét của Bộ Tư pháp với các tội ác căm thù do đại dịch gây ra.

biden-len-an-nan-phan-biet-chung-toc-va-gioi-tinh-o-my-trung-quoc-myanmar.jpg
Ông Biden lên án nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ, không quên nhắc đến chuyện tương tự tại Myanmar và Trung Quốc

Đến đêm 21.3, Tổng thống Biden phát biểu: "Một trong những giá trị cốt lõi và niềm tin cần gắn kết chúng ta với nhau là người Mỹ đang chống lại sự căm ghét, phân biệt chủng tộc, ngay cả khi chúng ta thừa nhận rằng phân biệt chủng tộc có hệ thống và quyền tối cao của người da trắng là những liều thuốc độc hại đã ảnh hưởng đến nước Mỹ từ lâu. Chúng ta phải thay đổi các luật chống phân biệt đối xử ở đất nước của chúng ta và chúng ta phải thay đổi trái tim mình".

Ông chủ Nhà Trắng truyền tải thông điệp này nhân Ngày Quốc tế xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc của Liên Hợp Quốc, được tạo ra vào những năm 1970 để đánh dấu một vụ thảm sát năm 1960 ở Nam Phi.

Ngoài ra, Biden cho biết chính quyền của ông sẽ lên tiếng chống lại sự phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới, bao gồm cả việc ngược đãi khủng khiếp với người thiểu số Rohingya ở Myanmar và người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc.

Tuyên bố của ông Biden được đưa ra trong bối cảnh các cơ quan thực thi pháp luật đang gia tăng áp lực để coi vụ xả súng chết 8 người vào tuần trước ở Atlanta là một tội ác căm thù.

Robert Aaron Long (21 tuổi, cư dân da trắng ở Atlanta) đã bị buộc tội giết người hôm 17.3 tại 3 tiệm mát xa trong và xung quanh Atlanta. Các nhà điều tra nói nghi phạm khai rằng sự thất vọng về tình dục đã khiến hắn thực hiện hành vi bạo lực. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo chính trị và những người ủng hộ dân quyền đã suy đoán rằng vụ giết 8 người được thúc đẩy ít nhất một phần bởi tình cảm chống châu Á.

Nhiều người nói rằng sự gia tăng của các cuộc tấn công vào người Mỹ gốc Á phần lớn là kết quả của việc cộng đồng này bị nhắm mục tiêu vì coronavirus, được xác định bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, cuối năm 2019.

Hôm 19.3, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết bạo lực đã trở nên trầm trọng hơn bởi ngôn ngữ được sử dụng bởi cựu Tổng thống Donald Trump, người nhiều lần gọi COVID-19 là "virus Trung Quốc" và "kung flu".

Bài liên quan
Luật sư gốc Hoa chống Trung Quốc trở thành Đại diện Thương mại Mỹ dưới thời Biden
Katherine Tai, nhà phê bình về các hoạt động thương mại của Trung Quốc, đã được xác nhận là quan chức thương mại hàng đầu chính quyền Biden. Kết quả cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện là 98-0 (98 thuận, 0 chống).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Biden lên án nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ, Trung Quốc, Myanmar