Ngày 7.12, Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn bất ngờ thay đổi đăng ký doanh nghiệp từ người đại diện pháp luật là ông Đinh Ngọc Hệ sang ông Bùi Duy Nhân.

Ông Đinh Ngọc Hệ (Út 'trọc') từng tham gia dự án BOT cầu Việt Trì

Trí Lâm | 22/12/2017, 11:07

Ngày 7.12, Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn bất ngờ thay đổi đăng ký doanh nghiệp từ người đại diện pháp luật là ông Đinh Ngọc Hệ sang ông Bùi Duy Nhân.

Tại buổi gặp mặt các cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu trên địa bàn TP. Đà Nẵng mới đây, nhấn mạnh quyết tâm của Bộ Chính trị trong công tác đấu tranh với tham nhũng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết có một số doanh nghiệp dựa vào quan hệ, bằng nhiều cách để làm giàu. Khi giàu tìm mọi cách để can thiệp vào công việc của chính quyền, thậm chí can thiệp cả công tác nhân sự.

“Ở đây có Vũ “nhôm” mà mọi người đang nói thì ở ngoài bắc, trong quân đội có nói về Út “trọc”, cũng thượng tá cả. Quan điểm là người của ai thì đơn vị đó phải xử lý. Quân đội vừa xử lý, bắt Út “trọc” rồi”, ông Nghĩa khẳng định.

"Út trọc" là biệt danh của ông Đinh Ngọc Hệ, Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn. Ông Đinh Ngọc Hệ sinh năm 1971, sinh sống tại 68/210 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM.

Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn là Công ty thành viên của Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng, thành lập năm 2009. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Đầu tư Thái Sơn có trụ sở tại số 32 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.

Tuy nhiên, ngày 7.12, Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn bất ngờ thay đổi đăng ký doanh nghiệp từ người đại diện pháp luật là ông Đinh Ngọc Hệsang ông Bùi Duy Nhân.

Được biết, Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn là doanh nghiệp đầu tư đa ngành như: Đầu tư xây dựng các công trình giao thông cầu đường, các công trình dân dụng và quốc phòng, khai thác khoáng sản; vận tải hàng hóa đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; khai thác kho bãi Logistics; đầu tư xây dựng và khai thác các khu du lịch sinh thái, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, đô thị; các khu vui chơi, giải trí; phân phối bia rượu nước giải khát; kinh doanh nhà hàng, khách sạn,…

Trong đó, mảng thương mại, dịch vụ là một trong các lĩnh vực hoạt động truyền thống của công ty này. Các mặt hàng kinh doanh bao gồm bia, nước giải khát; máy móc, thiết bị y tế, nguyên nhiên liệu phục vụ các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân (vật liệu xây dựng, hàng may mặc, thiết bị y tế... ).

Bên cạnh đó, công ty này còn cho thuê máy móc, thiết bị nông, lâm nghiệp; kinh doanh nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống; cung ứng lao động tạm thời cho các công trình, dự án; làm đại lý du lịch, điều hành tourdu lịch...

Xây dựng là lĩnh vực hoạt động mũi nhọn của công ty Thái Sơn. Các dự án quy mô lớn thuộc nhiều lĩnh vực như công trình đường bộ, đường sắt, công trình công ích, nhà ở, văn phòng, công trình kỹ thuật dân dụng...

Về kinh doanh bất động sản, công ty này cung cấp cho thị trường hệ thống trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khu đô thị, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, kho tàng, bến bãi... Công ty này có hàng loạt các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản lớn tại TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng cung ứng vật liệu cho ngành bia, dịch vụ vận tải, truyền thông và giải trí...

Đặc biệt, Công ty Thái Sơn trong thời giando ông Đinh Ngọc Hệ làm Chủ tịch HĐQT cũng đầu tư vào BOT cầu Việt Trì, Phú Thọ. Dự án chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12.2015.

Theo Quyết định số 3567/QĐ-BGTVT ngày 7.11.2013 phê duyệt kết quả chỉ định nhà đầu tư thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì mới thì công trình này có tổng vốn đầu tư của Dự án chỉ định là hơn 1.828 tỉ đồng, được chỉ định cho Liên danh nhà đầu tư gồm: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh - Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn (Liên danh CIENCO1 - Yên Khánh - Thái Sơn).

Trong đó, vốn chủ sở hữu tối thiểu theo quy định của Liên danh nhà đầu tư là 265 tỉ đồng, còn lại là vốn vay của ngân hàng, tỷ lệ góp vốn của các thành viên Liên danh nhà đầu tư lần lượt là CIENCO1 20% (53 tỉ đồng), Yên Khánh 40% (106 tỉ đồng) và Thái Sơn 40% (106 tỉ đồng).

Dự án BOT này bao gồm công trình cầu, đường dẫn hai đầu cầu và các cầu trên tuyến. Nhịp cầu chính dạng dầm hộp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, bề rộng cầu 22,5m, bao gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp; đường dẫn hai đầu cầu theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h (gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp). Các cầu trên tuyến gồm cầu vượt đường sắt, cầu vượt kênh…

Ngày 19.5.2015, cầu Hạc Trì chính thức đi vào thông xe. Ngày 2.3.2016, Tổng cục Đường bộ cho phép đặt trụ bê tông chắn tại hai đường dẫn lên cầu Việt Trì cũ, với lý do cầu yếu không an toàn. Tất cả xe ô tô phải qua cầu Hạc Trì với mức phí thấp nhất là 35.000 đồng/lượt xe dưới 12 chỗ, cao nhất là 180.000 đồng/lượt từ 18 tấn trở lên.

Việc cấm lưu thông ở cầu cũ đã khiến người dân phản đối rất mạnh mẽ. Để bày tỏ thái độ, người dân đã đập trụ bê tông chắn tại hai đường dẫn lên cầu Việt Trì cũ để xe lưu thông theo tuyến đường này.

Việc này khiến các nhà đầu tư dự ánlỗ nặng. Cụ thể, theo phương án tài chính, trung bình mỗi tháng trong năm 2016 phải đạt doanh thu 11,5 tỉ đồng/tháng, nghĩa là bình quân mỗi ngày tổng thu phí phải đạt 380 triệu đồng. Tuy nhiên, từ tháng 8.2016, mỗi ngày chỉ thu được từ 150 - 220 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng chỉ thu được từ 6,5 - 7 tỉ đồng.

Thanh Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Đinh Ngọc Hệ (Út 'trọc') từng tham gia dự án BOT cầu Việt Trì