15 trong số 16 quốc gia đã đạt được những điểm cơ bản trong dự thảo của thỏa thuận thương mại được coi là lớn nhất thế giới. Việc ký kết chính thức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) dự kiến ​​sẽ được thực hiện vào năm 2020, theo tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN hôm qua (4.11).

Ông Lý Hiển Long lạc quan với 'thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới' được ký tại Việt Nam năm 2020

Anh Tú | 05/11/2019, 08:02

15 trong số 16 quốc gia đã đạt được những điểm cơ bản trong dự thảo của thỏa thuận thương mại được coi là lớn nhất thế giới. Việc ký kết chính thức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) dự kiến ​​sẽ được thực hiện vào năm 2020, theo tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN hôm qua (4.11).

“Chúng tôi ghi nhận triển vọng toàn cầu trong hoạt động kinh tế và thương mại và sự điều tiết tăng trưởng gần đây. Chúng tôi tái khẳng định cam kết mạnh mẽ nhằm duy trì một hệ thống thương mại cởi mở, đa phương, toàn diện, minh bạch, không phân biệt đối xử và dựa trên các quy tắc như được thể hiện trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chúng tôi ghi nhận công việc đang được thực hiện để cải cách WTO và nhắc lại sự hỗ trợ đầy đủ của chúng tôi cho nỗ lực này. Chúng tôi hoan nghênh kết luận của các cuộc đàm phán Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cam kết ký Hiệp định RCEP vào năm 2020 để tạo ra một thỏa thuận hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi”, điều 9 của Tuyên bố nêu.

RCEP ban đầu dự kiến bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zeland. Nhưng đến phút chót, Ấn Độ xin rút lui vì e ngại Hiệp định mở đường cho hàng hóa rẻ Trung Quốc tràn ngập thị trường.

Nếu có Ấn Độ, RCEP sẽ là khu vực chiếm một phần ba tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và gần một nửa dân số thế giới. Còn vắng bóng Ấn Độ, thỏa thuận này chỉ tác động lên khu vực 2,1 tỉ người với 10 quốc gia Đông Nam Á cùng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh RCEP, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gọi kết quả này là một thành tựu rất quan trọng.

“Bây giờ, chúng ta chưa hoàn toàn ở vạch đích, nhưng chúng ta gần như ở đó”, ông Lý nói. “Một khi tất cả đều ổn, chúng ta sẽ có thể chính thức ký Thỏa thuận RCEP vào năm tới tại Việt Nam”.

“ASEAN cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong hành trình này”, ông Lý nói thêm. “Sự tham gia của ASEAN với tư cách là một nhóm trung lập, đáng tin cậy, cho phép nhiều quốc gia đồng hành và hợp tác dưới sự bảo trợ của RCEP”, ông nói.

Thủ tướng Lý Hiển Longcũng gọi RCEP là bước tiến tích cực trong bối cảnh chủ nghĩa đa phương đang mất dần vị thế và tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại.

“Sự đa dạng trong nhóm đang hình thànhcho thấy các nền kinh tế ở các giai đoạn phát triển khác nhau có thể kết hợp với nhau và đóng góp cho sự phát triển của nhau như thế nào, cũng như góp phần củng cố hệ thống thương mại đa phương”, ông Lý phân tích.“Vì sự đa dạng này và vì các quốc gia tham gia có nhiều liên kết với Mỹ, Châu Âu và phần còn lại của thế giới, RCEP sẽ là một nhóm đa phương và cởi mở”.

Trong một bài đăng trên Facebook hôm thứ Hai, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore, Chan Chun Sing đã ca ngợi bước đi mới nhất trong các cuộc đàm phán RCEP là một "cột mốc quan trọng" dù ông thừa nhận còn hành trình dài phía trước.

Ý tưởng về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực được đề xuất vào tháng 11.2012 và các cuộc đàm phán được khởi động vào năm 2013, với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế giữa ASEAN và 6 đối tác thương mại lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand.

Các nước tham gia vốndự kiến ký kết Hiệp định vào năm 2015, nhưng RCEP đã bị trì hoãn nhiều lần. Nguyên nhânchủ yếu do thiếu các thỏa thuận thương mại tự do song phương giữa một số đối tác, đặc biệtgiữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Ấn Độ. Trong lần này cũng vậy, Ấn Độ vẫn lo ngại về hàng hóa giá rẻ Trung Quốc tạo ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong nước nên quyết định chưa tham gia vào RCEP. Nhưng lần này, RCEP vẫn tiếp tục tiến hành dù không có Ấn Độ.

Sở dĩ các cuộc đàm phán đã có nhiều tiến triển đột phá sau 7 năm theo trang CNA của Singapore là do có tác động chínhtừ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, vốn đẩy mức tăng trưởng kinh tế khu vực xuống mức thấp nhất trong 5 năm.

Ngoài ra,việc tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP hồi năm 2017 cũng là một động lực khiến các cuộc đàm phán được đẩy nhanh hơn.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Lý Hiển Long lạc quan với 'thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới' được ký tại Việt Nam năm 2020