Khi tăng cường kiểm tra thực phẩm đông lạnh, Ủy ban Y tế thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho biết đã phát hiện coronavirus trên thịt bò, dạ dày và cả trên bao bì các sản phẩm này có xuất xứ từ Brazil, New Zealand, Bolivia.

Phát hiện coronavirus trên thịt bò, dạ dày đông lạnh nhập khẩu từ nhiều nước

Nhân Hoàng | 15/11/2020, 11:30

Khi tăng cường kiểm tra thực phẩm đông lạnh, Ủy ban Y tế thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho biết đã phát hiện coronavirus trên thịt bò, dạ dày và cả trên bao bì các sản phẩm này có xuất xứ từ Brazil, New Zealand, Bolivia.

Ủy ban Y tế Thành phố Tế Nam thông báo trên trang web cuối ngày 14.1: Các nhà nhập khẩu là đơn vị của Guotai International Group và Shanghai Zhongli Development Trade. Cảng nhập cảnh là Dương Sơn ở thành phố Thượng Hải. Song, Ủy ban Y tế thành phố Tế Nam không nêu tên các công ty vận chuyển sản phẩm.

Hơn 7.500 người có thể đã tiếp xúc với các sản phẩm đông lạnh dính coronavirus cùng những người liên quan đều có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2.

Tuần trước, các nhà chức trách Trung Quốc cũng phát hiện coronavirus trên bao bì tôm Ả Rập Xê Út ở thành phố Lan Châu, thịt bò Brazil ở thành phố Vũ Hán và thịt bò Argentina tại tỉnh Sơn Đông, Giang Tô.

Trung Quốc là nước nhập khẩu thịt bò hàng đầu thế giới, trong đó Brazil và Argentina cung cấp lớn nhất.

Hôm 13.11, thành phố Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc cũng phát hiện coronavirus trên bao bì bên ngoài của thịt lợn đông lạnh từ Argentina. Các mẫu xét nghiệm dương tính với COVID-19 đến từ lô 24 tấn thịt lợn đông lạnh được gửi từ một kho lạnh ở cảng Thanh Đảo đến nhà kho chợ tại thành phố Trịnh Châu.

Chính phủ Trung Quốc phát hiện lô hàng này dính coronavirus trong quá trình kiểm tra trước khi hàng hóa có thể vào kho.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết nguy cơ nhiễm COVID-19 từ thực phẩm đông lạnh là thấp. Thế nhưng, Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo người dân sau khi phát hiện coronavirus trên thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, gây ra các lệnh cấm nhập khẩu.

phat-hien-coronavirus-tren-thit-bo-thit-ba-chi-dong-lanh-nhap-khau-tu-nhieu-nuoc2.jpg
Trung Quốc phát hiện coronavirus trên thịt bò, bao tử đông lạnh nhập khẩu từ Brazil, New Zealand, Bolivia

Hôm 13.8, người tiêu dùng ở thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) đã được khuyến cáo thận trọng khi mua thực phẩm đông lạnh nhập khẩu sau khi một mẫu vật trên cánh gà từ Brazil cho kết quả dương tính với coronavirus,

Theo trang Bloomberg, mẫu dương tính với COVID-19 dường như được lấy từ bề mặt của thịt, trong khi các trường hợp dương tính được báo cáo trước đây ở các thành phố khác của Trung Quốc là từ bề mặt bao bì hải sản đông lạnh nhập khẩu.

Theo số đăng ký, thịt gà này đến từ nhà máy Aurora Alimentos ở thành phố Santa Catarina, miền nam Brazil.

Các xét nghiệm COVID-19 với những người có thể tiếp xúc với sản phẩm và các sản phẩm liên quan đều cho kết quả âm tính.

Hôm 11.8, chính quyền Thâm Quyến thông báo trên tài khoản Weibo chính thức rằng ba mẫu bao bì của hải sản đông lạnh nhập khẩu có kết quả dương tính với COVID-19 ở thành phố cảng Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Ngày 12.8, truyền hình nước này đưa tin rằng bao bì gói tôm đông lạnh Ecuador được xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong một nhà hàng ở thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Trong đợt kiểm tra đầu tháng 7.2020, 6 mẫu bệnh phẩm dương tính với COVID-19 được thu thập từ bề mặt bao bì và bên trong container chứa tôm đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua 3 công ty ở Ecuador. Thế nhưng, mẫu bệnh phẩm thu thập trực tiếp từ tôm đông lạnh và mặt trong bao bì lại cho kết quả âm tính.

Hải quan Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm từ 3 công ty Ecuador, tịch thu số hàng để đem đi tiêu hủy hoặc gửi trả. Bên cạnh đó, Trung Quốc kêu gọi Ecuador siết chặt kiểm tra thực phẩm đông lạnh xuất khẩu.

Sau khi COVID-19 tái bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 6.2020, hải quan đã kiểm tra chuyên sâu các container thịt và hải sản nhập khẩu tại các cảng lớn. Đợt tái bùng phát này bị nghi đến từ Tân Phát Địa, chợ đầu mối thực phẩm lớn ở thủ đô Bắc Kinh, vì tại đây đã ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 liên quan đến các công nhân nhập cư thu nhập thấp sống gần đó.

Đầu tháng 9 vừa qua, nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát hiện vi rút SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên thịt cá hồi đông lạnh đến hơn 1 tuần, cho thấy nguy cơ đây là nguồn lan truyền mầm bệnh xuyên biên giới.

Theo thí nghiệm do nhóm nhà khoa học thực hiện, SARS-CoV-2 vẫn có khả năng lây nhiễm trong 8 ngày khi cá được bảo quản ở 4 độ. Còn ở 25 độ C thì khả năng lây nhiễm giảm còn 2 ngày.

Tại chợ, nhà hàng cũng như trong quá trình vận chuyển, cá hồi thường được bảo quản ở 4 độ C. Mặt hàng chất lượng cao chỉ mất khoảng vài ngày để vận chuyển đi khắp nơi trên thế giới, chẳng hạn giới chức quản lý thủy sản Chile cho biết cá hồi nước này có thể đến Thượng Hải (Trung Quốc) trong vòng 2 ngày rưỡi.

Tiến sĩ Đại Mạn Mạn thuộc Đại học Nông nghiệp Hoa Nam khuyến cáo: “Với điều kiện như vậy, vi rút bám trên cá dễ truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác trong 1 tuần,đòi hỏi công tác xuất nhập khẩu phải tiến hành kiểm tra phát hiện nghiêm ngặt hơn trước lúc cho phép đưa ra thị trường tiêu thụ”.

Bài liên quan
Sếp Microsoft nói hacker Triều Tiên vô lương tâm khi cố trộm bí mật vắc xin COVID-19
Microsoft cảnh báo rằng hacker Triều Tiêu đã nhắm mục tiêu vào các nhóm nghiên cứu COVID-19 trong nỗ lực lấy cắp thông tin về vắc xin và các phương pháp điều trị tiềm năng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện coronavirus trên thịt bò, dạ dày đông lạnh nhập khẩu từ nhiều nước