Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể nêu phán quyết Tòa Trọng tài thường trực (PCA) năm 2016 trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nếu đàm phán về tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc không đem lại giải pháp.

Philippines dọa đưa tranh chấp Biển Đông ra Liên Hợp Quốc

06/04/2019, 10:12

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể nêu phán quyết Tòa Trọng tài thường trực (PCA) năm 2016 trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nếu đàm phán về tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc không đem lại giải pháp.

Đảo Thị Tứ - Ảnh: EPA

Tuyên bố trên được người phát ngôn Salvador Panelo của Tổng thống đưa ra khi các tàu Trung Quốc vẫn đang chặn ngư dân Philippines và tiếp cận đảo Thị Tứ (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm giữ).

“Phán quyết đó tồn tại vĩnh viễn, nên họ chẳng thể xua đuổi chúng tôi. Nhưng chúng tôi không thực thi được phán quyết vì không đủ mạnh”, theo người phát ngôn.

Ông nói thêm: “Nếu đàm phán thất bại thì bước tiếp theo sẽ là gì? Chúng tôi là thành viên Liên Hợp Quốc, có những vụ việc với vấn đề nhất định - ảnh hưởng đến nhân loại - được nêu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, rồi Đại hội đồng thực hiện một hành động thống nhất. Có lẽ đây là bước đi tiếp theo”.

Philippines có khả năng đưa tranh chấp Biển Đông lên Liên Hợp Quốc nếu đàm phán song phương thất bại - Ảnh: New Straits Times

Philippines vào năm 2013 khởi đầu quy trình trọng tài theo phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) tại PCA.

Đến ngày 12.7.2016, tòa ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, đồng thời xác định nước này vi phạm chủ quyền của Philippines khi không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế Philippines đánh bắt cá, xây đảo nhân tạo và ngăn cản ngư dân Philippines đánh bắt cá cũng như can thiệp hoạt động thăm dò dầu khí của Philippines.

Nhưng khi lên nắm quyền thì Tổng thống Duterte lại tạm gác các tuyên bố chủ quyền để xây dựng quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Manila tìm nguồn hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc phục vụ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng đất nước, cố gắng đàm phán tìm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông.

Trong lúc đó, Trung Quốc nhanh chóng biến những thực thể địa lý mà họ chiếm đóng phi pháp thành căn cứ quân sự.

Mọi chuyện vẫn tùy thuộc vào Tổng thống Duterte. Người phát ngôn Panelo cho biết chính cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario – người theo đuổi vụ kiện Trung Quốc – hối thúc chính quyền đương nhiệm đưa tranh chấp lên Liên Hợp Quốc.

Cựu Đại sứ Philippines tại Liên Hợp Quốc Lauro Baja đồng tình. Ông phân tích dù Đại hội đồng không có quyền lực ép buộc thực thi, nhưng khiến các quốc gia khác một lần nữa chú ý phán quyết có tác dụng tranh thủ ủng hộ.

Phía chính quyền Manila tuần qua phản ứng rất gay gắt. Bộ Ngoại giao sau khi đầu tuần đã gửi công hàm phản đối việc hàng trăm tàu Trung Quốc hiện diện xung quanh Thị Tứ. Tổng thống Duterte hôm 4.4 cũng vừa yêu cầu Trung Quốc tránh xa khỏi đảo này và cảnh báo sẽ vận động binh sĩ “chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ cảm tử”.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Lập vườn ươm để cứu san hô ở Philippines
AFP thông tin, một nhóm gồm các chuyên gia và người đam mê lặn biển đang lập vườn ươm tại địa điểm lặn nổi tiếng ở phía nam thủ đô Manila, Philippines để góp phần nhân giống, phục hồi san hô bị hư hại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Philippines dọa đưa tranh chấp Biển Đông ra Liên Hợp Quốc