Ngày 28.4, Quốc hội Pháp đã nhanh chóng thông qua nghị quyết kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga.

Quốc hội Pháp thông qua nghị quyết dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga

Hà Ngọc Bách | 28/04/2016, 20:29

Ngày 28.4, Quốc hội Pháp đã nhanh chóng thông qua nghị quyết kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga.

Tuy nhiên, nghị quyết chỉ mang tính khuyến nghị và không bắt buộc chính quyền Pháp phải có hành động cụ thể để thực hiện nghị quyết này.

Trong số 98 đại biểu của Hạ viện Pháptham gia bỏ phiếu, có 55 phiếu ủng hộ dỡ bỏ lệnhtrừng phạt, 44 phiếu chống,trong khi chỉ cần 50 phiếu là có thểthông qua nghị quyết gỡ bỏ trừng phạt.Lệnh trừng phạt Nga của EU được đưa rahồi năm 2014 doNga sáp nhập Crimea.

Trước đó cùng ngày, các nghị sĩHạ viện Pháp đã nhóm họp và bỏ phiếu đối với dự thảo nghị quyết kêu gọi chính phủ nước này không ủng hộ việc kéo dài cấm vận chống Nga của EU.

Đảng Cộng hòa của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy và các nhóm trung hữu, trung tả đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết. Trong khi đó, đảng Xã hội cầm quyềnvà đảng Xanh bỏ phiếu chống lại nghị quyết do nhà lập pháp Thierry Mariani đề xuất.

"Các biện pháp trừng phạthoàn toàn không hiệu quả để giải quyết cuộc khủng hoảng quốc tế này và nguy hại đến lợi ích của nước Pháp", ông Mariani, Chủ tịch Hiệp hội “Đối thoại Pháp - Nga”, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Pháp nói.

“Đó là cuộc bỏ phiếu lịch sử, lần đầu tiên Pháp ủng hộ dỡbỏ trừng phạt chống Nga sau các sự kiện Maidan (Ukrainevà Nga sáp nhập Crimea)”, nghị sĩ Mariani nói thêm.

"Mục đích của biện pháp trừng phạt là đòn bẩy để đảm bảo thực hiện thỏa ước hòa bình cho Ukraine", Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu, ông Harlem Desir, người chống lại nghị quyết dừng trừng phạt Nga của Quốc hội Pháp nói.

Quan hệ giữa Nga và phương Tây, trong đó có Pháp, đã trở nên xấu đi sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng nổ hồi năm 2014. Ban đầu, các nước EU thực hiện các lệnh cấm vận đối với các cá nhân là các quan chức Nga và lệnh cấm vận này được gia hạn nhiều lần để có hiệu lực đến ngày 15.9.2016. Các lệnh cấm vận trong lĩnh vực kinh tế sẽ có hiệu lực đến ngày 31.7và lệnh cấm vận chống bán đảo Crimea sẽ có hiệu lực đến 23.6.

Đáp lại, Nga cũng tiến hành lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm lương thực từ các nước áp dụng lệnh cấm vận chống Nga. Tháng 6.2015, Nga cũng đã kéo dài lệnh cấm vận này đến ngày 5.8.2016 để trả đũa việc EU kéo dài lệnh cấm vận chống Nga.

Thiên Hà (theo Reuters)

Ảnh: Một phiên họp của Hạ viện Pháp.
Bài liên quan
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ tên lửa mới của Nga
Hãng Reuters đưa tin các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik mà Nga vừa sử dụng để không kích Dnipro tuần trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội Pháp thông qua nghị quyết dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga