Rocket Lab có kế hoạch thu hồi tầng thứ nhất của tên lửa Electron trong nhiệm vụ tiếp theo, dự kiến ​​cất cánh từ New Zealand vào ngày 15.11.

Rocket Lab lên kế hoạch thu hồi tầng thứ nhất tên lửa Electron

Long Hải | 07/11/2020, 12:00

Rocket Lab có kế hoạch thu hồi tầng thứ nhất của tên lửa Electron trong nhiệm vụ tiếp theo, dự kiến ​​cất cánh từ New Zealand vào ngày 15.11.

rocket-lab.jpg
Rocket Lab đã phóng thành công 10 vệ tinh quan sát Trái đất lên quỹ đạo vào hôm 29.10 - Ảnh: Rocket Lab

Sau khi giúp phóng 30 vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo Trái đất trong nhiệm vụ mang tên “Return to Sender”, tầng thứ nhất của tên lửa Electron sẽ trở về và hạ cánh xuống biển với sự trợ giúp của dù. Các chuyên gia từ Phòng thí nghiệm tên lửa của Rocket Lab sẽ trục vớt nó rồi mang vào bờ để kiểm tra.

“Sau khi đưa tầng một tên lửa Electron trở lại nhà máy, chúng tôi sẽ tách mọi bộ phận ra và nghiên cứu xem từng thành phần trong đó đã hoạt động tốt như thế nào”, Peter Beck - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Rocket Lab cho biết.

Những phân tích này sẽ giúp ích cho mục tiêu tái sử dụng tầng thứ nhất cao 17m của tên lửa Electron. Rocket Lab có kế hoạch dùng trực thăng đón tầng một của tên lửa do Electron quá nhỏ và không thể mang đủ nhiên liệu để hạ cánh thẳng đứng như tên lửa Falcon 9 của SpaceX.

Theo ông Beck, việc tái sử dụng tầng 1 tên lửa Electron có thể giảm đáng kể chi phí cho Rocket Lab và khách hàng. Tuy nhiên, mục đích chính của Rocket Lab là tăng tốc độ sản xuất và tần suất phóng tên lửa. Ông nói: “Kể cả điều này cân bằng về mặt kinh tế, việc chúng tôi không phải sản xuất thêm tên lửa tại cùng một nhà máy vẫn là lợi thế rất lớn”.

Rocket Lab lần đầu tiên công bố tham vọng về việc tái sử dụng tên lửa vào tháng 8.2019 và hãng đã đạt được những tiến bộ đáng kể từ đó. Phòng thí nghiệm của Rocket Lab đã 2 lần điều khiển tầng thứ nhất của tên lửa Electron quay trở lại Trái đất thành công mà không cần dù.

Sau 2 lần phóng vào tháng 12.2019 và tháng 1.2020, các chuyên gia của hãng đã thu thập nhiều dữ liệu trong quá trình này. Rocket Lab cũng đã tiến hành các thử nghiệm hạ cánh bằng dù với tên lửa đẩy giả và đã thành công trong việc đón tên lửa mô phỏng bằng trực thăng vào tháng 3.2020.

“Return to Sender” là nhiệm vụ thứ 16 của tên lửa Electron. Trước đó, Rocket Lab dự định cho tên lửa hạ cánh xuống biển vào nhiệm vụ thứ 17. Tuy nhiên, các chuyên gia quyết định đẩy sớm lên do mọi công việc đã chuẩn bị xong.

Đây sẽ là nhiệm vụ "phong phú" nhất mà Electron từng thực hiện. 30 vệ tinh mà nó chở phục vụ nhiều mục đích khác nhau như giám sát tàu đánh cá hay thử nghiệm hệ thống giúp vệ tinh rơi trở lại khí quyển, giúp giảm bớt vấn đề ngày càng tăng từ rác không gian.

Electron được thiết kế để đưa vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo. Tên lửa này có thể chở hàng hóa nặng 300kg lên quỹ đạo Trái đất thấp với chi phí khoảng 7 triệu USD.

Trước đó vào ngày 29.10, tên lửa Electron đã đưa 10 vệ tinh quan sát Trái đất lên quỹ đạo thành công. Vụ phóng diễn ra tại bệ phóng trên bán đảo Mahia, New Zealand. Chín trong số đó là các vệ tinh SuperDove do công ty Planet chế tạo. Tải trọng thứ 10 là vệ tinh siêu nhỏ CE-SAT-IIB nặng 35,5kg của tập đoàn Canon Electronics.

Bài liên quan
NASA công bố phát hiện nước trên bề mặt Mặt trăng
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa xác nhận đã phát hiện nước ở bán cầu nam của Mặt trăng, gần miệng núi lửa Clavius.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rocket Lab lên kế hoạch thu hồi tầng thứ nhất tên lửa Electron