Giai đoạn 2003 - 2004, Việt Nam phải đối diện với hai vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ với tôm và cá tra. Thời điểm đó, không ai nghĩ rằng Việt Nam có thể xuất khẩu mạnh trở lại.

Sau hai vụ kiện tại Mỹ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam 'lội ngược dòng'

Tuyết Nhung | 27/11/2022, 19:10

Giai đoạn 2003 - 2004, Việt Nam phải đối diện với hai vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ với tôm và cá tra. Thời điểm đó, không ai nghĩ rằng Việt Nam có thể xuất khẩu mạnh trở lại.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, giai đoạn 2003 - 2004, Việt Nam phải đối diện với hai vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ với tôm và cá tra. Thời điểm đó, không ai nghĩ rằng Việt Nam có thể xuất khẩu mạnh trở lại. Tuy nhiên sau vụ việc trên khoảng 3-4 năm, xuất khẩu thuỷ sản đã tăng trưởng rất nhanh.

xuat-khau-thuy-san.jpg

Hiện có 1.500 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm 2022. Cả ba ngành hàng đều ghi nhận tăng trưởng cao. Top 100 đơn vị xuất khẩu hàng đầu, có doanh số trên 20 triệu USD/năm, chiếm 65% giá trị. Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu gồm 6 doanh nghiệp tôm và 4 doanh nghiệp cá tra.

Trong 10 tháng vừa qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt 9,4 - 9,5 tỉ USD. Các thị trường lớn nhất gồm có Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). EU, Mỹ và Trung Quốc chiếm 60% thương mại thủy sản toàn cầu và 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng đầu 2022.

Cả năm 2022, xuất khẩu tôm dự kiến đạt 4,3 tỉ USD, cá tra vượt qua 2 tỉ USD và có thể đạt 2,5 tỉ USD. Trong khi đó, cá ngừ lần đầu vượt mốc 1 tỉ USD. Nhóm hải sản ước đạt 3,2 tỉ USD giá trị xuất khẩu.

Tất cả các sản phẩm đều tăng trưởng hai con số, bình quân từ 18 - 77%. Tất cả thị trường đều tăng trưởng hai con số, bình quân từ 15 - 75%, trừ Anh chỉ tăng 3%, trong khi Nga vẫn tăng trưởng 0,2%. Top 4 thị trường chính chiếm 74% giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Trong đó, Mỹ lần đầu đạt trên 2 tỉ USD, Anh trở thành thị trường lớn thứ 7.

Về triển vọng ngành thủy sản năm 2023, ông Hòe cho biết tình hình thực tế khá khó khăn. Đây không phải là khó khăn của năm tới mà là khó khăn của cuối năm 2022 chuyển sang năm 2023.

"Thị trường không thể xuống mãi được, vẫn sẽ có lúc lên nhưng quan trọng thị trường lên trở lại khi nào. Nhiều người hy vọng là cuối quý 1/2023 thị trường sẽ hồi phục. Nếu thực tế tình hình kinh tế thế giới cải thiện, nhu cầu sớm quay trở lại thì chúng ta có thể hy vọng sớm vượt qua khó khăn trong năm 2023", ông nói

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển nhận định quý 4/2022 và quý 1/2023 là giai đoạn khó khăn nhất với ngành thủy sản. Ông cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ mất 6 tháng để ổn định hệ thống tài chính vĩ mô.

"Quý 4/2022 sẽ ổn định được hệ thống ngân hàng thương mại, quý 1/2023 ổn định hệ thống trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Với nền tảng đó, đến quý 2/2023 hệ thống tài chính, thương mại, dịch vụ sẽ ổn định, dòng vốn sẽ bình thường trở lại với doanh nghiệp sản xuất.

Nhiều ngân hàng đang chờ sẵn chỉ tiêu cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để đến quý 1/2023 họ lập tức giải ngân. Dòng vốn sẽ bớt khó khăn. Vì thế doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cố gắng chịu đựng, cùng lắm trong 4-5 tháng nữa, dòng vốn ngân hàng sẽ về", ông Hiển nói.

Dự báo năm 2023, TS Hiển cho rằng ngành thủy sản sẽ theo xu hướng đi ngược lại năm 2022.

Bài liên quan
Cà Mau: Ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản có tính tận diệt
Ngày 29.8, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có ý kiến chỉ đạo các sở ngành, địa phương trong việc ngăn chặn tình trạng tàu cá khai thác thủy sản có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau hai vụ kiện tại Mỹ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam 'lội ngược dòng'