Chỉ ít ngày sau khi ngỏ ý muốn chuyển MiG-29 cho Ukraine, Slovakia đã bất ngờ đổi ý khi đưa ra một loạt lý do không thể thực hiện việc này.

Slovakia lại bất ngờ đổi ý, không muốn chuyển MiG-29 cho Ukraine lúc này

Anh Tú | 14/04/2022, 07:47

Chỉ ít ngày sau khi ngỏ ý muốn chuyển MiG-29 cho Ukraine, Slovakia đã bất ngờ đổi ý khi đưa ra một loạt lý do không thể thực hiện việc này.

Trong cuộc họp báo hôm 12.4, Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Naď (cho biết Đồng minh đang đàm phán về cách thay thế các máy bay MiG, nhưng Ukraine thậm chí chưa yêu cầu Slovakia cung cấp các máy bay này.

Ông Naď nói rằng Slovakia không có kế hoạch bàn giao máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine, đồng thời tiết lộ : "Ukraine thậm chí còn không yêu cầu chúng tôi cung cấp cho họ nữa". Người đứng đầu Bộ Quốc phòng cho biết họ chủ yếu thảo luận với NATO về cách bảo vệ không phận Slovakia trong giai đoạn chuyển giao (kéo dài khoảng gần hai năm) cho đến khi máy bay MiG-29 của Nga và Liên Xô có thể được thay thế bằng máy bay F-16 của Mỹ.

Ông Nad’ phát biểu: “Một khi chúng ta đã làm rõ được khi nào và ai đang bảo vệ không phận của Slovakia thì chúng ta mới sẽ nói về những gì sẽ xảy ra với MiG-29’, nhưng ông cũng nói thêm rằng ngoài việc giao máy bay do Nga sản xuất cho Ukraine, có thể có các lựa chọn khác.

Bộ trưởng Nad’ cũng cho biết những chiếc MiG-29 ở Slovakia được trang bị thiết bị tuyệt mật của NATO. Vì vậy, dù nếu Slovakia muốn tự mình bàn giao các máy bay cho Ukraine, thì họ sẽ phải tháo dỡ các thiết bị đó trước. Theo Naď, đây cũng là vấn đề khiến việc đưa các máy bay đến Kyiv rất khó khăn.

Theo Bộ quốc phòng Slovakia, những chiếc MiG-29 của họ cần được thay thế khẩn cấp. Theo kế hoạch ban đầu, chúng đáng ra phải được tháo dỡ từ nhiều năm trước. Không có thông tin công khai vế số lượng chính xác máy bay này mà Slovakia có thể triển khai. Một số nguồn nói có khoảng 11, những nguồn khác chỉ khoảng 6.

Bộ trưởng Naď cũng nói về thực tế là một số kỹ thuật viên người Nga đang bảo dưỡng và vận hành máy móc đã rời Slovakia. Do vậy, việc cho MiG-29 nghỉ hưu trở nên cấp thiết. "Do các lệnh trừng phạt chống lại Nga và tình hình an ninh và địa chính trị, chúng ta không nên nghĩ đến việc vận hành chúng về lâu dài", ông cho biết, đồng thời tiết lộ chi phí bảo dưỡng vận hành này cũng tốn kém.

Thậm chí, chính phủ tiền nhiệm đã đặt hàng các máy bay F-16 của Mỹ để thay thế các máy của Nga và Liên Xô nhưng chúng sẽ được chuyển giao trong nhiều giai đoạn. Các máy bay chiến đấu của Mỹ mang phù hiệu Slovakia có thể sẽ được đưa vào hoạt động vào khoảng giữa năm 2024.

Theo Naď, một số phương án có thể được xem xét trong giai đoạn chuyển tiếp để bảo vệ không phận và úp mở khả năng nhờ đồng minh bảo vệ hộ không phận. Ông nói: “Có một số lựa chọn, chẳng hạn như bảo vệ không phận của chúng ta từ bên ngoài, có thể được thực hiện từ một quốc gia khác” mà ông đánh giá sẽ rẻ hơn so với Slovakia tự vận hành đội bay MiG-29.

Ông Nad’ nêu dẫn chứng việc bảo vệ không phận của các nước Baltic được các đồng minh của họ thực hiện trên cơ sở luân phiên

Trước đó, Tổng thống Zuzana Caputová cho rằng việc Slovakia có thể chuyển giao máy bay MiG-29 cho Ukraine là đúng đắn và có cơ sở. Tuy nhiên, điều này chỉ làm một khi không phận của quốc gia được bảo vệ an toàn và người Ukraine thực sự có nhu cầu về máy bay chiến đấu.

Nữ tổng thống Caputova tuyên bố: “Cân nhắc đầu tiên cũng giống như chuyện hệ thống S-300, đó là bảo vệ không phận của quốc gia theo một cách khác. Điều này cần được thảo luận với các đồng minh của chúng tôi. Sau đó, việc bàn giao những chiếc MiG cho Ukraine nếu Kyiv khao khát là điều hoàn toàn tự nhiên”.

Trước đó, trong cuộc gặp hôm 11.4 với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo tại Bratislava, Thủ tướng Slovakia Eduard Heger cho biết, việc cung cấp các máy bay chiến đấu MiG-29 của Slovakia cho Ukraine là hoàn toàn có thể. Theo thủ tướng Heger, các cuộc đàm phán đã được tiến hành với các đối tác với nội dung xoay quanh việc đảm bảo không phận của Slovakia. Họ tin rằng họ có thể báo cáo kết quả trong vài tuần.

Việc Slovakia muốn chuyển giao vũ khí cho Ukraine vấp phải sự phản đối to lớn từ trong nước. Đặc biệt, cựu thủ tướng Slovakia Robert Fico (2010-2018) cho rằng Tổng thống và chính phủ chỉ biết phục vụ lợi ích của Mỹ. Ông Fico cho rằng việc chuyển giao vũ khí có nghĩa là sự tham gia của Slovakia vào cuộc chiến đồng thời cảnh báo khả năng phòng không của Slovakia sẽ không được đảm bảo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Phan Đức Trung: 'Khung pháp lý cho tài sản ảo là bài toán khó'
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) phù hợp vào thời điểm này là một bài toán khó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Slovakia lại bất ngờ đổi ý, không muốn chuyển MiG-29 cho Ukraine lúc này