Trao đổi với báo chí về việc học sinh phải đeo tấm chắn chống giọt bắn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết đây chỉ là sáng kiến của các địa phương. Theo ông, trong 15 tiêu chí được ban hành, không có tiêu chí nào nói phải đeo tấm chống giọt bắn.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Học sinh đeo tấm chắn giọt bắn là sáng kiến của địa phương

06/05/2020, 12:41

Trao đổi với báo chí về việc học sinh phải đeo tấm chắn chống giọt bắn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết đây chỉ là sáng kiến của các địa phương. Theo ông, trong 15 tiêu chí được ban hành, không có tiêu chí nào nói phải đeo tấm chống giọt bắn.

Bộ GD-ĐT: Không có quy định bắt buộc đội mũ chống giọt bắn để phòng dịch

Trước tình trạng một số địa phương cho học sinh đội mũ có tấm chống giọt bắn trong lớp học, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) cho biết việc này là không cần thiết. Cũng theo bác sĩ này, tấm chống giọt bắn trên thực tế chỉ dùng trong những trường hợp thực sự cần như bác sĩ đứng đối diện khám cho bệnh nhân hoặc nhân viên y tế làm việc trong môi trường lấy mẫu bệnh phẩm. Còn học sinh nếu nhìn qua tấm nhựa này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến mắt, nhất là đối với học sinh tiểu học - lứa tuổi đang phát triển thị giác.

Về vấn đề này, cô Nguyễn Quỳnh Nhi (trường THCS Lê Lợi, Thanh Hóa) cho biết hiện nay lớp học chỉ tổ chức từ 15-20 học sinh. Do không được bật điều hòa giữa trời nắng nóng nên các em học sinh rất khó chịu vì vừa phải đeo khẩu trang, vừa phải đeo cả tấm chống giọt bắn.

"Nếu đeo cùng lúc khẩu trang và tấm chắn thì các em khó lòng tập trung học trong khoảng thời gian dài. Việc đeo tấm chống giọt bắn cần được các bác sĩ, Bộ Y tế lên tiếng để tránh gây ra những ý kiến trái chiều của phụ huynh cũng như học sinh. Bộ Y tế nên có hướng dẫn cụ thể tránh để học sinh thêm khổ”, cô Nhi chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết việc cho học sinh quay trở lại trường có 3 đợt. Đợt 1 là ngày 20.4 có 8 tỉnh thành phố cho học sinh đi học trở lại, đợt 2 là ngày 27.4 có 30 tỉnh, đợt 3 là ngày 4.5 gồm 20 tỉnh còn lại.

Trong sáng nay, hàng chục triệu học sinh từ mầm non tới THPT của 63 tỉnh, thành đi học trở lại sau 3 tháng nghỉ phòng COVID-19. Trong đó, 18 tỉnh, thành cho học sinh các cấp trở lại trường từ hôm nay; hơn 30 địa phương đã cho học sinh THCS, THPT đi học từ cuối tháng 4, hôm nay tiếp tục cho trẻ mầm non, tiểu học đi học trở lại. Hơn 10 tỉnh, thành khác, trong đó có Hà Nội và TP.HCM cho trẻ mầm non, tiểu học đến trường muộn hơn.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, để làm điều này, quan điểm của Bộ rất rõ là đã đi học thì phải đảm bảo an toàn. Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản ngày 21.4 gửi Bộ Giáo dục, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để hướng dẫn đảm bảo an toàn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản 1398, 1467 dựa trên căn cứ, ý kiến của Bộ Y tế để đánh giá một nhà trường an toàn theo 15 tiêu chí.

"Các tiêu chí cứng là giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn toàn bộ nhà trường và không tổ chức hoạt động tập thể. Tuy nhiên, không có tiêu chí nào buộc phải đeo tấm chống giọt bắn cả", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.

Ông Độ cho rằng các địa phương nên làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế là cơ quan chuyên môn. Bộ Y tế không hướng dẫn phải đeo mặt nạ chống giọt bắn, đây là sự sáng tạo của các địa phương. Nếu Bộ Y tế khuyến cáo thì nên làm, nếu không thì nên cân nhắc để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp.

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Học sinh đeo tấm chắn giọt bắn là sáng kiến của địa phương