Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã đề nghị tài xế taxi hãng Vinasun tháo gỡ các băng rôn phản đối Uber và Grab trên xe càng sớm càng tốt.

TP.HCM yêu cầu Vinasun tháo ngay băng rôn phản đối Uber và Grab

Phan Diệu | 10/10/2017, 13:49

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã đề nghị tài xế taxi hãng Vinasun tháo gỡ các băng rôn phản đối Uber và Grab trên xe càng sớm càng tốt.

Tại cuộc họp khẩn giữa Sở Giao thông vận tải TP.HCM (Sở GTVT) với Hiệp hội Taxi TP.HCM và Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) để xử lý việc các tài xế Vinasun dán băng rôn phản đối Grab, Uber diễn ra chiều 9.10, Phó giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm cho rằngtaxi Vinasun dán băng rôn trên xe phản ứng Uber và Grab là việc không hay.

Theo ông Lâm, TP.HCM là thành phố lớn nên hành vi này lan tỏa rất nhanh. Việc ấy sẽ tác động đến môi trường kinh doanh của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, chính quyền thành phố đề nghị tài xế taxi hãng Vinasun tháo gỡ càng sớm càng tốt các băng rônđã dán trên xe.

Ông Lâm cũng cho biếtviệc triển khai thí điểm cung cấp công nghệ cho hoạt động kinh doanh vận tải của Uber và Grab là chủ trương đã được Chính phủ cho phép. Bộ GTVT là đơn vị chủ trì đề án và triển khai ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

Tại TP.HCM, Grab được chính thức triển khai vào tháng 1.2016. Tính đến nay, số lượng xe Grab, Uber và các loại hình kinh doanh vận tải khác có khoảng 20.000 chiếc, trong khi loại hình kinh doanh vận tải bằng taxi là 11.000 chiếc. Như vậy, trong thời gian thí điểm gần 2 năm, số lượng xe kinh doanh vận tải áp dụng công nghệ của Uber và Grab tăng nhanh.

Từ thực tế trên, Sở GTVT đã lấy ý kiến của các doanh nghiệp vận tải taxi, Hiệp hội Taxi TP.HCM để tham mưu cho UBND TP.HCM các văn bản góp ý trong quá trình thực hiện thí điểm. Việc này lãnh đạo thành phố cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT về đảm bảo hoạt động của loại hình vận tải Uber và Grab được tốt hơn và đảm bảo tính cạnh tranh về giá, phù hiệu, cung cấp phần mềm…

Mặt khác, Sở GTVT cũng kiến nghị Bộ GTVT sớm tổng kết việc thí điểm để có đánh giá và điều chỉnh loại hình này nhằm đảm bảo sự kinh doanh công bằng, cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với các quy định của pháp luật.

Tại buổi họp, ông Tạ Long Hỷ - Phó tổng giám đốc Vinasun nói rằngsau sự việc tài xế dán decal phản đối Grab và Uber trên xe taxi, công ty này đã họp và yêu cầu ngay trong ngày 9.10các tài xế phải chấm dứt việc gắn thêm băngphản đối Garb, Uber trên xe taxi, đồng thời tiến hành tháo gỡ cho đến khi giao ca sáng ngày 10.10 phải hoàn thành.

Đáng chú ý, ông Tạ Long Hỷ cũng tiếp tục khẳng định đây là hành động tự phát của các tài xế, chứ doanh nghiệp không có chủ trương. Nguyên nhân là "anh em quá bức xúc nên mới có tình trạng dán decal trên taxi Vinasun". Ông Hỷ còn nói rất nhiều tài xế Vinasun đồng tình phản đối Uber, Grab và cho rằng vấn đề này là có cơ sở.

Về vấn đề trên, Phó giám đốc Sở GTVT cho rằngviệc Vinasun tổ chức họp để kiểm soát vấn đề và chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ các băng rôn là việc rất kịp thời trước phản ứng của dư luận.

Trước đó, vào ngày 8.10, người dân bắt gặp nhiều xe taxi Vinasun dán khẩu hiệu ở đuôi xe dòng chữ "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam". Việc này đã khiến nhiều người dânvà mạng xã hội “dậy sóng” cho rằng hành động trên của Vinasun là cạnh tranh không công bằng.

Chỉ một ngày sau, nhiều tài xế đã tự gỡ tấm khẩu hiệu do sự phản đối của dư luận. Giám đốc Vinasun cũng đã lên tiếng cho rằng đây là hành động tự phát của tài xế, không phải chủ trương của công ty. Điều này khiến nhiều tài xế cảm thấy thấy vọng về câu trả lời của lãnh đạo công ty.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM yêu cầu Vinasun tháo ngay băng rôn phản đối Uber và Grab