Theo một báo cáo của Ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, CHDCND Triều Tiên đã vi phạm các lệnh trừng phạt, kiếm được gần 200 triệu USD trong năm 2017 bằng hoạt động xuất khẩu hàng hóa bị cấm và chuyển vũ khí sang Syria, Myanmar.

Triều Tiên vẫn kiếm được 200 triệu USD bất chấp lệnh trừng phạt

Cẩm Bình | 03/02/2018, 16:12

Theo một báo cáo của Ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, CHDCND Triều Tiên đã vi phạm các lệnh trừng phạt, kiếm được gần 200 triệu USD trong năm 2017 bằng hoạt động xuất khẩu hàng hóa bị cấm và chuyển vũ khí sang Syria, Myanmar.

“CHDCND Triều Tiên đã khinh thường các nghị quyết trừng phạt gần đây nhất bằng cách lợi dụng chuỗi cung ứng dầu toàn cầu, những đối tượng nước ngoài có hoạt động phạm pháp, các công ty đăng ký hoạt động ở nước ngoài và hệ thống ngân hàng toàn cầu”, báo cáo viết.

Hiện phái đoàn đại diện Triều Tiên ở Liên Hợp Quốc chưa đưa ra bình luận gì về báo cáo này, Reuters cho biết.

Kể từ năm 2006, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tăng cường các biện pháp trừng phạt với Bình Nhưỡng nhằm buộc quốc gia này từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân với tên lửa. Các biện pháp bao gồm lệnh cấm xuất khẩu than đá, sắt, chì, sản phẩm dệt và hải sản, hạn chế nhập khẩu dầu thô và sản phẩm tinh luyện từ dầu.

Theo một nghị quyết trừng phạt ban hành năm 2016, Hội đồng Bảo an đã hạn chế xuất khẩu than và yêu cầu các quốc gia báo cáo những trường hợp nhập khẩu than của Bình Nhưỡng lên Ủy ban trừng phạt. Đến ngày 5.8.2017, trừng phạt được siết chặt, toàn bộ hoạt động xuất khẩu than của Triều Tiên đều bị cấm.

Sau khi lệnh cấm được ban hành, Ủy ban đã phát hiện và điều tra 23 lô than đá được chuyển đến các cảng ở Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc. Ủy ban cho biết: “CHDCND Triều Tiên kết hợp mô hình định vị lừa đảo, chuyển tín hiệu, chuyển tải (dỡ hàng từ tàu này sang tàu khác để tiếp tục đưa tới cảng đích) và giấy tờ giả (khai xuất xứ Trung Quốc hoặc Nga thay vì Triều Tiên) để che giấu nguồn gốc của than.

Ngoài ra, Ủy ban cũng ghi nhận các vụ chuyển sản phẩm dầu mỏ từ tàu này sang tàu khác, vi phạm trừng phạt, và phát hiện mạng lưới tàu đứng sau các vụ này chủ yếu ở Đài Loan.

Ủy ban còn dẫn lời một nước giấu tên tiết lộ Triều Tiên còn tiến hành hoạt động tương tự ở các cảng Wonsan và Nampo của Bình Nhưỡng, và ở vùng biển quốc tế ngoài biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông từ tháng 10.2017 đến 1.2018

Cũng theo báo cáo, vài công ty dầu mỏ đa quốc gia đang bị điều tra vì có dính líu trong chuỗi cung ứng sản phẩm dầu mỏ sang Triều Tiên.

Hình ảnh tàu Triều Tiên Rye Song Gang 1 có hoạt động chuyển dầu trên biển vào tháng 10. 2017 do phía Mỹ ghi lại - Ảnh: Bộ Tài chính Mỹ

Ngoài xuất khẩu hàng hóa bị cấm, Ủy ban trừng phạt còn cho biết đang điều tra 40 chuyến hàng từ Triều Tiên đến Trung tâm Nghiên cứu khoa học Syria (SSRC), đơn vị chịu trách nhiệm phát triển vũ khí hóa học của Syria, trong giai đoạn 2012- 2017.

Không những vậy, đang có hai chuyến hàng chở gạch chống axit từ Triều Tiên tới Syria bị chặn lại và bị Ủy ban tiến hành kiểm tra. Số gạch được cho là được dùng để xây tường cho một nhà máy hóa chất.

Ủy ban trừng phạt cũng dẫn lời một nước giấu tên tiết lộ nước này có bằng chứng cho thấy Myanmar nhận tên lửa đạn đạo từ Bình Nhưỡng, cùng với nhiều vũ khí khác như hệ thống phóng hỏa tiễn và tên lửa đất đối không.

Cả hai đại diện của Myanmar và Syria tại Liên Hợp Quốc chưa đưa ra bình luận gì.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Quan chức Triều Tiên sang thăm Iran
Hãng thông tấn KCNA ngày 24.4 đưa tin một phái đoàn do Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại CHDCND Triều Tiên Yun Jong-ho dẫn đầu đã lên đường sang thăm Iran.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triều Tiên vẫn kiếm được 200 triệu USD bất chấp lệnh trừng phạt