Hôm 30.12, Mỹ kêu gọi trả tự do cho nữ bác sĩ y khoa Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, bị kết án 20 năm tù ở Trung Quốc vì các thành viên gia đình bà hoạt động nhân quyền ở Mỹ.

Trung Quốc kết án nữ bác sĩ Duy Ngô Nhĩ 20 năm tù vì người thân hoạt động nhân quyền, Mỹ bức xúc

Nhân Hoàng | 31/12/2020, 14:56

Hôm 30.12, Mỹ kêu gọi trả tự do cho nữ bác sĩ y khoa Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, bị kết án 20 năm tù ở Trung Quốc vì các thành viên gia đình bà hoạt động nhân quyền ở Mỹ.

Theo Reuters, Ziba Murat - con gái của bác sĩ Gulshan Abbas nói trong một cuộc họp được tổ chức với Ủy ban Điều hành Quốc hội Mỹ về vấn đề Trung Quốc (CECC) rằng gia đình gần đây biết mẹ cô nhận bản án vào tháng 3.2019 với tội danh liên quan đến khủng bố sau khi mất tích hồi tháng 9.2018.

Ziba Murat gọi các cáo buộc là "phi lý". Rushan Abbas cho biết chị gái bị kết án bắt nguồn từ hoạt động tích cực của cô và anh trai Rishat Abbas ở Mỹ.

Chúng tôi đã cam kết làm việc để bảo vệ quyền của người dân và ủng hộ công lý. Bây giờ chị gái của chúng tôi bị công lý từ chối như một hình phạt”, Rushan Abbas nói.

Trong thông điệp trên Twitter, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ vì Dân chủ, Nhân quyền và Lao động - Robert Destro cho biết Gulshan Abbas phải được trả tự do.

Robert Destro nói: “Việc cô bị Đảng Cộng sản Trung Quốc làm biến mất, giam giữ và kết án khắc nghiệt là bằng chứng về việc một gia đình phải gánh chịu hậu quả của việc lên tiếng chống lại chính phủ không tôn trọng nhân quyền”.

Ziba Murat không thể tiết lộ nguồn thông tin về việc tuyên án mẹ cô để bảo vệ danh tính của họ: "Chúng tôi chỉ biết rằng mẹ tôi bị kết án 20 năm và đang cố gắng để có thêm thông tin".

Mẹ tôi là một chuyên gia y tế, phi chính trị, người tốt bụng, đã dành cả cuộc đời để giúp đỡ mọi người”, Ziba Murat cho biết, đồng thời kể rằng mẹ cô có sức khỏe yếu và bị nhiều chứng bệnh, bao gồm cả huyết áp cao.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã không trả lời khi được hỏi chi tiết về tình trạng của Gulshan Abbas.

trung-quoc-ket-an-nu-bac-si-20-nam-tu-vi-nguoi-than-hoat-dong-nhan-quyen.jpg
Một cảnh sát Trung Quốc đứng bên đường gần nơi được gọi là Trung tâm giáo dục dạy nghề ở Yining thuộc Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc

Chủ tịch CECC - James McGovern (đảng viên Dân chủ) gọi việc trừng phạt một thành viên gia đình vô tội là nỗ lực nhằm bịt ​​miệng quyền tự do ngôn luận và “đáng bị khiển trách về mặt đạo đức”.

James McGovern cho biết đây chỉ là một phần của cuộc đàn áp hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc liên quan đến giam giữ cả triệu người trong các trại, cưỡng bức lao động và các hành vi ngược đãi khác.

Các chuyên gia ở Liên Hợp Quốc nói ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ thuộc sắc tộc thiểu số đã bị giam giữ tại các trại ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc.

Trung Quốc gọi các trung tâm được bảo vệ nghiêm ngặt là các viện giáo dục và dạy nghề, nói rằng tất cả người theo học đã "tốt nghiệp" và về nhà. Việc tiếp cận các trại bị hạn chế và không thể xác minh độc lập xem tất cả đã đóng cửa chưa.

Bài liên quan
Người Tây Tạng bị bắt treo hình ông Tập thay Đức Đạt Lai Lạt Ma, giảm cầu nguyện, tăng kiếm tiền
Dzekyid, nông dân trồng lúa mạch 54 tuổi, tự thể hiện mình như hình mẫu cho các nước láng giềng và sự thành công trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm gắn phát triển kinh tế với kiểm soát xã hội ở Tây Tạng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc kết án nữ bác sĩ Duy Ngô Nhĩ 20 năm tù vì người thân hoạt động nhân quyền, Mỹ bức xúc