Giới chức Trung Quốc “khó xử và bực bội” với cách chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tất cả nhượng bộ mà nước này đưa ra để đổi lại thỏa thuận “đình chiến” giữa hai nền kinh tế.

Trung Quốc khó chịu khi Mỹ công khai tất cả các nhượng bộ của Bắc Kinh

Cẩm Bình | 05/12/2018, 13:28

Giới chức Trung Quốc “khó xử và bực bội” với cách chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tất cả nhượng bộ mà nước này đưa ra để đổi lại thỏa thuận “đình chiến” giữa hai nền kinh tế.

Thông tin này được một cựu quan chức Mỹ vẫn còn giữ liên lạc với phía Bắc Kinh tiết lộ. Theo quan chức này: “Bạn không nên công bố mọi nhượng bộ của họ một cách đắc thắng. Điều này thật điên rồ”.

Tổng thống Trump vừa gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề hội nghị cấp cao G-20 tại Argentina tuần trước. Nhà Trắng sau đó thông báo họ quyết định đặt ra thời hạn 90 ngày để hai bên tiến hành thêm các cuộc đàm phán giải quyết xung đột thương mại.

Theo tuyên bố của Nhà Trắng, trong thời gian này Washington không tăng thuế áp đặt lên 200 tỉ USD hàng hoá Trung Quốc, còn Bắc Kinh chấp thuận nhập thêm nhiều hàng hóa Mỹ, đặc biệt là “lập tức” tăng mua nông sản. Cả hai cũng nhất trí lập tức khởi động đàm phán về cách thức giải quyết các vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan cùng tội phạm mạng.

Tổng thống Trump ngày 2.12 còn bổ sung Trung Quốc chấp nhận “giảm và loại bỏ” thuế quan với ô tô nhập từ Mỹ.

Mô tả của phía cường quốc châu Á lại khá khác biệt. Cam kết “lập tức” tăng mua nông sản, thời hạn 90 ngày, chuyện khởi động đàm phán và thuế ô tô đều không được nhắc đến.

Mô tả của mỗi bên về thỏa thuận “đình chiến” không giống nhau - Ảnh: New York Post

Tình hình yên ắng sau khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng ý “đình chiến” vừa bị phá vỡ khi Tổng thống Trump ngày 4.12 nhắc lại lời đe dọa đánh thuế: “Chúng ta hoặc có một thỏa thuận thực sự với Trung Quốc hoặc không có thỏa thuận nào cả. Lúc đó sản phẩm Trung Quốc đến Mỹ phải hứng chịu mức thuế lớn. Tôi tin chúng ta cuối cùng sẽ đạt thỏa thuận”.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hai bên đều đang tích cực thúc đẩy đàm phán đúng theo lộ trình, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào khả năng cho ra một thỏa thuận.

Cẩm Bình (theo CNBC, Reuters)
Bài liên quan
Thị trường di động sẽ đóng góp cho nền kinh tế 1.100 tỉ USD vào 2030, Trung Quốc đầu tư mạnh vào 5.5G và 6G
Theo một báo cáo gần đây, thị trường 5G đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc dự kiến sẽ bổ sung gần 260 tỉ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2030, với số lượng kết nối 5G chiếm gần 1/3 tổng số toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc khó chịu khi Mỹ công khai tất cả các nhượng bộ của Bắc Kinh