Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây lại một lần nữa lên án bài báo của Wall Street Journal (WSJ) về công tác phòng chống COVID-19 của Trung Quốc mà chính quyền Bắc Kinh cho rằng "mang tính hạ thấp Trung Quốc, và phân biệt chủng tộc".

Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng với Wall Street Journal sau vụ trục xuất 3 phóng viên

Hoàng Vũ | 25/02/2020, 06:19

Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây lại một lần nữa lên án bài báo của Wall Street Journal (WSJ) về công tác phòng chống COVID-19 của Trung Quốc mà chính quyền Bắc Kinh cho rằng "mang tính hạ thấp Trung Quốc, và phân biệt chủng tộc".

Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi được chính thứcbổ nhiệm làm phó giám đốc văn phòng thông tin của Bộ Ngoại giao vào tháng 8 năm ngoái, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian nói rằng: “Trung Quốc không phải là một quốc gia của những con cừu chỉ biết im lặng trước những lời lăng mạ ác ý, bôi nhọ”.

“WSJ đã cố tình tránh né trách nhiệm khi viện dẫn lý do về sự độc lập giữa tin tức và trình bày ý kiến. Ai phụ trách Wall Street Journal? Ai nên xin lỗi? Tờ báo này tiếp tục giữ sự kiêu ngạo và định kiến ​​của mình, và không đủ can đảm để xin lỗi. WSJ nếu vẫn cứ khăng khăng đi theo con đường này, họ sẽ phải chịu hậu quả tương xứng”, ông Zhao nhấn mạnh.

Bình luận lên án mới nhất của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra 1 tuần sau khi Bắc Kinh trục xuất 3 phóng viên báo Wall Street Journal có trụ sở tại New York (Mỹ). Hai trong số đó là công dân Mỹ gồm ông Josh Chin phó chánh văn phòng thường trú của Wall Street Journal tại Bắc Kinh, phóng viên Chao Deng, và người thứ ba là Philip Wen, công dân Úc. Những người này đã được yêu cầu trong vòng 5 ngày phải rời khỏi Trung Quốc.

Quyết định trục xuất được đưa ra được cho là nhằm trả đũa WSJ, liên quan tới một bài viết đăng tải hôm 3.2 trên báo này với tiêu đề "Trung Quốc là người bệnh thực sự của châu Á". Dòng tiêu đề này làm dấy lên không ít sự phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc. Tuy nhiên, trong số 3 nhà báo bị trục xuất, không ai tham gia viết bài ý kiến trên ​​hoặc đưa ra tiêu đề gây tranh cãi.

"Ngày 3.2, Wall Street Journal xuất bản bài báo của tác giả Walter Russell Mead có tựa đề Trung Quốc là người bệnh thực sự của châu Á. Bài báo phá hủy những nỗ lực của chính phủ và người dân Trung Quốc trong việc ngăn chặn dịch bệnh, gây ra sự phẫn nộ cực độ của người dân Trung Quốc và bị cộng đồng quốc tế lên án",người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong cuộc họp báo vào tuần trước.

Theo ông Cảnh, Trung Quốc đã thể hiện thái độ nghiêm khắc với tờ Wall Street Journal, giải thích rõ lập trường cứng rắn và công bằng của mình, đồng thời yêu cầu WSJ nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vụ việc này, đưa ra lời xin lỗi công khai cũng như tiến hành điều tra và trừng phạt những người có trách nhiệm.

"Tuy nhiên, đáng tiếc là Wall Street Journal vẫn đang trốn tránh trách nhiệm, tìm cách từ chối. Tờ báo không đưa ra lời xin lỗi công khai và cũng không trừng phạt những người có trách nhiệm liên quan", nhà ngoại giao Trung Quốc cho hay.

Phản ứng trước động thái của Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết: “Mỹlên án việc Trung Quốc trục xuất 3 nhà báo của tờ Wall Street Journal. Các nước lớn nên hiểu rằng các phương tiện truyền thông quốc tế được tự do bày tỏ ý kiến và không hạn chế quyền tự do đưa tin về sự thật. Phản ứng chính xác là trình bày các lập luận phản biện, không hạn chế ngôn luận".

Trang Nhung (theo SCMP)
Bài liên quan
Ông Biden ký luật cấm TikTok, các công ty Mỹ có thể trở thành mục tiêu trả đũa của Trung Quốc
Sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật có thể loại TikTok khỏi thị trường Mỹ, Trung Quốc phải quyết định cách tốt nhất để trả đũa việc công ty đáng giá nhất của mình bị tấn công.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
11 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng với Wall Street Journal sau vụ trục xuất 3 phóng viên