Một trong những tác động chính của sự giảm tốc kinh tế Trung Quốc đối với kinh tế thế giới, là nó đang thúc đẩy nước này tiến hành các cuộc xâm lăng quy mô lớn trên một loạt các lĩnh vực tại các thị trường lớn nhất thế giới, như một cách để giải quyết các vấn đề tồn đọng của chính mình.

Trung Quốc và cuộc xâm lăng thép sang châu Âu

Nhàn Đàm | 10/04/2016, 10:46

Một trong những tác động chính của sự giảm tốc kinh tế Trung Quốc đối với kinh tế thế giới, là nó đang thúc đẩy nước này tiến hành các cuộc xâm lăng quy mô lớn trên một loạt các lĩnh vực tại các thị trường lớn nhất thế giới, như một cách để giải quyết các vấn đề tồn đọng của chính mình.

Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đang thực sự trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu. Dự báo mới nhất của quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về triển vọng kinh tế thế giớilà nó đangxấu đi do những tác động từ sựgiảm tốccủakinh tế Trung Quốc. Sự giảm tốcđang thúc đẩy nước này tiến hành các cuộc xâm lăng quy mô lớn trên một loạt các lĩnh vực tại các thị trường lớn nhất thế giới, như một cách để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong nền kinh tế của chính mình. Ngành thép là một ví dụ, các nhà lãnh đạo EU bắt đầu nhận ra rằng: sự tràn ngập của thép giá rẻ Trung Quốcđang dần biến thành một cuộc xâm lăng thực sự.

Những số liệu thống kê về tình hình nhập khẩu thép Trung Quốc tại thị trường các quốc gia châu Âu, đặc biệt là ở Anh, đang cho thấy sự tăng trưởng đột biến và diễn ra quá nhanh trong một thời gian rất ngắn. Chỉ tính riêng trong năm 2015, lượng thép mà nước Anh nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 826.000 tấn, tăng hơn gấp đôi so với con số 361.000 tấn trong năm 2014. Lượng thép nhập khẩu này tương đương với khoảng gần 10% sản lượng thép mà toàn bộ nước Anh sản xuất được trong một năm là khoảng gần 10 triệu tấn. Trước đó, nhập khẩu thép Trung Quốc vào thị trường Anh trong năm 2014 cũng đã tăng 53% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này đồng nghĩa với việc nếu tốc độ nhập khẩu vẫn tăng trung bình khoảng 50% như vài năm trở lại đây, thì chỉ cần vài năm nữa là ngành thép tại Anh có thể sẽ chính thức bị xóa sổ.

Sự lụn bại và nguy cơ bị xóa sổ của ngành thép tại Anh cũng đang là vấn đề đau đầu mà ngành thép châu Âu đang phải đối mặt dosự xâm lấn của thép giá rẻ Trung Quốc. Việc kinh tế giảm tốc khiến cho một loạt các ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc rơi vào tình trạng dư thừa, mà ngành thép là một điển hình. Tổng công suất sản xuất thép của nền kinh tế số hai thế giới đang ở mức 1,2 tỷ tấn, tương đương 50% tổng sản lượngthép toàn cầu, trong đó khoảng 200-300 triệu tấn là nằm trong diện dư thừa do kinh tế Trung Quốc giảm tốc khiến cho nhu cầu xây dựng hạ tầng của nước này sụt giảm mạnh. Ngành thép Trung Quốc vì thế phải đối mặt với yêu cầu giảm quy mô hoạt động sản xuất và sa thải bớt công nhân. Theo ước tính của chính phủ Trung Quốc sẽ có khoảng 5-6 triệu công nhân lao động trong các ngành công nghiệp nặng ở nước này sẽ bị sa thải trong vài năm tới, mà ngành thép chiếm phần lớn con số đó.

Để giải quyết tình trạng dư thừa này thì Trung Quốc đang nỗ lực tuồn thép của mình sang tiêu thụ ở các thị trường nước ngoài. Bằng cách đưa ra những hỗ trợ về thuế và hoàn thuế, chính phủ nước này đang tạocho thép Trung Quốc một lợi thế rất lớn, đó là giá thành rất cạnh tranh. So với thép được sản xuất tại châu Âu và đặc biệt là tại Anh thì thép Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều, vì chi phí năng lượng, nhân công cũng như các loại phí môi trường tại Anh và các nước châu Âu caohơn ở Trung Quốc rất nhiều. Đó là lý do trong nhiều năm qua Anh cũng như châu Âu đã đánh thuế nhập khẩu thép rất cao để bảo vệ ngành sản xuất thép nội địa, nhưng giờ đây họ không thể tiếp tục làm thế được nữa.

Tuy nhiên, vấn đề đang trở nên nghiêm trọng hơn thế rất nhiều. Nó không còn là câu chuyện Trung Quốc tìm cách đưa sản lượng thép dư thừa của mình xâm nhập vào thị trường châu Âu để tiêu thụ bằng cách hạ giá tối đa như trước nữa, mà nó đang dần trở thành một cuộc xâm lăng thực sự.

Nhận ra tiềm năng béo bở của thị trường châu Âu và nhất là sự do dự của các nhà lãnh đạo EU trong việc có nên tiếp tục chính sách bảo hộ với ngành thép nội địa hay không, Trung Quốc đã ngay lập tức chuyển cách thức tiếp cận. Từ chỗ chỉ coi thị trường châu Âu như nơi để giải quyết tình trạng dư thừa của ngành thép trong nước, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch đánh chiếm toàn bộ thị trường béo bở này. Đây là lý do dẫn đến việc, thay vì giảm quy mô hoạt động của các nhà máy thép trong nước như dự định trước đó, thì Trung Quốc lại đang tăng cường công suất hoạt động của ngành thép nội địa hơn bao giờ hết.

Số liệu của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc cho biết sản lượng thép sản xuất trong năm nay sẽ còn cao hơn trong năm 2015, bất kể những cảnh báo về tình trạng dư thừa do sự sụt giảm nhu cầu xây dựng của nền kinh tế trong nước. Một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc là tập đoàn Baosteel cũng vừa tuyên bố sẽ tăng thêm 20% sản lượng trong năm nay, từ mức 22,6 triệu tấn trong năm 2015 lên mức 27,1 triệu tấn trong năm 2016.

Sự gia tăng đáng kể này là kết quả của việc lượng thépxuất khẩura nước ngoài của Trung Quốc trong năm 2015 đã đạtđến con số kỷ lục là hơn 112 triệu tấn. Một phần lớn con số này là xuất sang thị trường châu Âu, nơi các nhà lãnh đạo EU vẫn đang vướng vào cuộc tranh cãi có nên bảo hộ ngành thép châu Âu hay không, vì các nhà máy thép ở châu Âu đang làm ăn thua lỗ và giá thành cao trong khi thép nhập khẩu từ Trung Quốc lại rẻ hơn nhiều.

Các kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động của các nhà máy thép Trung Quốc cũng được thừa nhận, khi Li Xinchuang, chủ tịch Viện quy hoạch phát triển công nghiệp luyện kim quốc gia, cho biết: các nhà máy thép mới vẫn đang được tiếp tục xây dựng ở Trung Quốc, tất cả chúng đều có công suất lớnhơn, tiết kiệm năng lượng hơn và vì thế có giá thành rẻ hơnvà chất lượng tốt hơn.

Tuy nhiên, cuộc xâm lăng trên diện rộng này của Trung Quốc ở châu Âu cũng đang phải đối mặt với những phản kháng. Việc hai trong số các tập đoàn thép lớn nhất ở Anh là Tata Steel và SSI UK đang phải đối mặt với nguy cơ ngưng hoạt động do các khoản lỗ kỷ lục lên đến 2,8 và 1,4 tỷ USD đang đe dọa gây rasự sụp đổ của một ngành công nghiệp chủ chốt cũng như tạo ra một làn sóng thất nghiệp khổng lồ tại Anh.

Điều này đang khiến nước Anh trở thành ngọn cờ đầu trong việc chống lại Trung Quốc, khi hàng loạt các tiếng nói trong Quốc hội Anh biểu thị việc phải cứu lấy ngành thép. Vấn đề kiện Trung Quốc ra tòa án WTO cũng đã được người Anh tính đến, mà nếu điều này thành công, thì có thể kích hoạt một loạt các vụ kiện chống lại thép Trung Quốc trên khắp thế giới.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg/CafeF)
Bài liên quan
Lớp phủ không tưởng giúp máy bay tàng hình Trung Quốc vô hình trước radar chống tàng hình
Các nhà khoa học quân sự Trung Quốc đã đạt được điều không tưởng với một vật liệu tàng hình mới có thể đánh bại radar chống tàng hình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
39 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc và cuộc xâm lăng thép sang châu Âu