Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tới ngày 9.8 trong số 363.600 thí sinh trúng tuyển đợt 1, chỉ có hơn 242.000 thí sinh đã đến các trường ĐH làm thủ tục nhập học, chiếm tỷ lệ 64%, còn lại hơn 120.000 thí sinh còn lại đã từ chối cơ hội nhập học.

Tỷ lệ thí sinh nhập học đợt 1 chiếm 64%, các trường ĐH vất vả tuyển sinh

Hải Yến | 10/08/2017, 09:48

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tới ngày 9.8 trong số 363.600 thí sinh trúng tuyển đợt 1, chỉ có hơn 242.000 thí sinh đã đến các trường ĐH làm thủ tục nhập học, chiếm tỷ lệ 64%, còn lại hơn 120.000 thí sinh còn lại đã từ chối cơ hội nhập học.

          

Chia sẻ với phóng viên, đại diện các trường ĐH cho rằng họ không quá bất ngờ khi các thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng không đến nhập học. Trên chính facebook cá nhân của Phó hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ - PGS.TS Đỗ Văn Xê đã viết: "Tổng kết số liệu cho thấy xuất hiện hiện tượng lạ quá “trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng không chịu học. Trước đó, trường đã khẳng định là sẽ không xét tuyển bổ sung nên nếu giờ công bố xét tuyển thì nghĩa là trường đã nói mà không giữ lời, nhưng xét tuyển bổ sung thì sẽ tạo thêm nhiều cơ hội khác cho các em chưa trúng tuyển đợt 1. Chắc các thí sinh này muốn chuyển sang học nghề cho thực tế hơn? Ban giám hiệu nhà trường đang cân nhắc phương án xét tuyển đợt 2”. Ngay sau khi chia sẻ, hàng loạt những ý kiến của các em học sinh về vấn đề thiếu thí sinh của các trường cũng đã được chia sẻ.

Không chỉ có mỗi trường ĐH Cần Thơ mà các trường như ĐH Công nghiệp, ĐH Lao động Xã hội, ĐH Nội vụ, ĐH Công nghệ TPHCM... cũng đều thiếu thí sinh một cách trầm trọng. Kết quả thống kê của 322 trường ĐH và CĐ sư phạm cho thấy có 49 trường có tỷ lệ nhập học/trúng tuyển đạt từ 80% trở lên; 35 trường đạt tỷ lệ từ 70,86% đến dưới 80%; 31 trường có tỷ lệ từ 60,79% đến dưới 70%; 55 trường có tỷ lệ từ 30,30% đến dưới 60%... Chỉ có 6 trường có tỷ lệ thí sinh nhập học 100% là Học viện Quân y, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Việt Đức, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Kinh tế Nghệ An, Học viện Kỹ thuật Quân sự (quân sự).

Theo quy định trong quy chế tuyển sinh năm nay, đến hết ngày 12.8, quá trình cập nhật thí sinh khẳng định nhập học sẽ kết thúc, những thí sinh không nộp hồ sơ nhập học về trường mình trúng tuyển sẽ bị coi như bỏ học, nếu không có lý do chính đáng.

Lý giải về điều này, thầy giáo Đoàn Văn Vệ - Trưởng phòng đào tạo ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đã cho rằng hiện nay nhà trường đang vất vả với nhiều công đoạn để xét bổ sung thí sinh nhưng cũng chỉ được vài chục em, lý do các em trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng không đến nhập học có thể vì các em mong muốn năm sau sẽ vào được trường, khoa phù hợp hơn hoặc có những em đăng ký vào khoa chất lượng cao, không đủ điều kiện để theo học, hoặc các em học trường nghề, du học... Nhà trường hiện nay cũng đã tuyển được 75% chỉ tiêu tuyển sinh nhưng sẽ không xét đợt 2 để đảm bảo chất lượng của nhà trường.

Theo phó giáo sư Lê Hữu Lập, nguyên Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, năm nay Bộ GD-ĐT có phần mềm lọc ảo để xác định mỗi thí sinh chỉ đỗ một trường thay vì nhiều trường như mọi năm, nhưng đây chỉ là một hình thức ảo. Còn phương thức ảo khác là thí sinh đỗ nhiều trường theo cả hai hình thức tuyển là dựa trên điểm thi trung học phổ thông và dựa trên học bạ; thí sinh đỗ nhưng không nhập học, thì nằm ngoài khả năm kiểm soát của phần mềm của Bộ.

“Có những thí sinh đăng ký tới gần 50 nguyện vọng, nhìn vào thứ tự nguyện vọng của thí sinh có thể đoán được thí sinh lựa chọn thế nào và tỷ lệ ảo vẫn cao so với thực tế. Thí sinh đăng ký ở nguyện vọng đầu thì đó là trường, ngành các em thực sự yêu thích. Càng ở nguyện vọng sau thì độ mặn mà của thí sinh càng giảm dần, thậm chí chỉ là đăng ký để chống trượt, vẫn đảm bảo về mặt danh tiếng là có đỗ đại học, nhưng thí sinh sẽ không học vì không thích hoặc các em sẽ học các trường nghề, học phí rẻ hơn mà lại thuận tiện”, ông Lập phân tích.

Ngay tại trường đại học hàng đầu như ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn luôn có lượng thí sinh đỗ ảo, đỗ mà không học. “Tỷ lệ này chiếm khoảng 5 đến 8%. Dù Bách khoa là trường nhóm đầu, nhưng các em có thể có cơ hội khác tốt hơn như xin được học bổng đi du học hoặc chuyển sang các trường khác phù hợp hơn với nguyện vọng của mình và gia đình,” PGS Trần Văn Tớp - Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa cho hay.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, đại diện một trường ĐH tại Hà Nội cũng phân tích các trường có tỷ lệ thí sinh ảo cao thường là các trường ĐH tốp giữa hoặc tốp cuối. Khi thí sinh không trúng vào nhóm trường mà các em yêu thích thì các em sẽ lựa chọn vào trường khác hoặc trường nghề hay chính vào các trường CĐ thay vì học ĐH. Trường ĐH công lập tự chủ hay trường ĐH ngoài công lập có mức học phí khá cao, thậm chí rất cao so với trường CĐ công lập nên điều này ảnh hưởng đến quyết định nhập học của các em. Hơn nữa, khi các em quyết định nhập học trường CĐ công lập thì cũng nhận được nhiều ưu đãi. Đó là lý do vì sao nhiều trường ĐH, kể cả trường ĐH công lập, khó đạt tỷ lệ nhập học cao mặc dù đã qua phần mềm lọc ảo của Bộ GD-ĐT.

Dạ Thảo

   
Bài liên quan
Adobe đưa Sora của OpenAI và các công cụ AI bên thứ ba vào phần mềm Premiere Pro đình đám
Adobe đang trong giai đoạn đầu cho phép sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh bên thứ ba như Sora của OpenAI bên trong phần mềm chỉnh sửa video nổi tiếng Premiere Pro.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỷ lệ thí sinh nhập học đợt 1 chiếm 64%, các trường ĐH vất vả tuyển sinh