Đại sứ Ukraine tại Anh, ông Vadym Prystaiko cho biết sự phong phú của các loại vũ khí mới của phương Tây đang hướng đến Ukraine sẽ tạo tiền lệ quan trọng cho việc mở rộng hỗ trợ của NATO cho Kyiv vào năm 2023.

Ukraine tự tin vũ khí hiện đại từ Mỹ giúp thay đổi cục diện cuộc chiến

Hoàng Vũ | 09/01/2023, 10:17

Đại sứ Ukraine tại Anh, ông Vadym Prystaiko cho biết sự phong phú của các loại vũ khí mới của phương Tây đang hướng đến Ukraine sẽ tạo tiền lệ quan trọng cho việc mở rộng hỗ trợ của NATO cho Kyiv vào năm 2023.

Ông Prystaiko - người từng là Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine - nói với Newsweek rằng sự phát triển của viện trợ quân sự phương Tây để có thêm các vũ khí tiên tiến hơn là rất quan trọng với cục diện cuộc chiến ở Ukraine trong năm 2023.

“Hãy cùng nỗ lực phối hợp với nhau và xem điều này có thể làm được gì. Có thể đó sẽ là một cuộc đột phá ở đâu đó ở phía nam nhờ các khẩu pháo, xe tăng bổ sung và mọi thứ. Sự hỗ trợ nhiều đến mức sẽ khiến người Nga nghĩ họ phải dừng cuộc chiến”, Prystaiko nói nhưng cũng cảnh báo rằng vũ khí mới nếu cung cấp nhỏ giọt sẽ kém hiệu quả hơn.

Tuần này, Ukraine đã nhận được cam kết từ Mỹ, Pháp và Đức gửi nhiều phương tiện chiến đấu xe bộ binh bọc thép mới, lần lượt là Bradley, AMX-10 RC và Marder, để hỗ trợ lực lượng phòng thủ.

Đức cũng tuyên bố sẽ gửi một hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ sản xuất, tham gia cùng hệ thống Patriot đầu tiên do Mỹ tài trợ. Patriot là vũ khí có trị giá cao nhất được gửi đến Ukraine tính cho đến nay.

Ông Prystaiko đề cao sự xuất hiện của Patriot có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến sự. “Chúng tôi chưa bao giờ mong đợi một hệ thống Patriot. Nghiêm túc mà nói đây là hệ thống chống tên lửa đạn đạo hàng đầu, điều này hoàn toàn không cần bàn cãi. Tôi đoán xe tăng, trực thăng và thậm chí cả máy bay của chúng tôi bây giờ có thể hoạt động dễ dàng hơn nhiều”, Prystaiko nói và nhấn mạnh sự phát triển trong viện trợ quân sự cho Ukraine là “lẽ tự nhiên”.

patriot-3.png
Một bệ phóng của hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không cơ động cao Patriot của Mỹ - Ảnh: Newsweek

Đại sứ Ukraine tại Anh kêu gọi các đối tác NATO chuẩn bị để đảm bảo những nền tảng như vậy có thể được áp dụng ngay lập tức. "Hãy đào tạo phi công và thợ máy của chúng tôi ngay bây giờ", Prystaiko nói và khẳng định các nhiệm vụ đào tạo nước ngoài có giá trị rất lớn đối với Ukraine. Hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine đang được huấn luyện trên khắp châu Âu và Mỹ.

"Đầu tiên, nó cho phép chúng tôi giảm bớt gánh nặng. Thứ hai, sự an toàn của việc huấn luyện được tăng lên phần nào, bởi vì người Nga có thể cố gắng tấn công các căn cứ quân sự nếu việc huấn luyện được triển khai trong nước. Và thứ ba, chúng tôi đã tiếp xúc ngày càng nhiều với văn hóa NATO. Vì vậy, chúng tôi có thể tương tác với nhau. Và đó là lý do tại sao tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ là một phần của NATO. Mọi người chỉ cần làm quen với điều đó", ông Prystaiko nói.

Các đồng minh, đối tác phương Tây hiện vẫn chưa hỗ trợ lượng vũ khí ở mức độ mà Ukraine mong muốn. Kyiv muốn có thêm nhiều hệ thống phòng không, xe tăng chiến đấu chủ lực, máy bay chiến đấu và các loại vũ khí tầm xa.

Tại Mỹ, các nhà lập pháp thuộc cả cánh hữu và cánh tả đã chỉ trích quy mô hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine, khi vượt quá 20 tỉ USD. Tuy nhiên, Đại sứ Prystaiko bác bỏ những lo ngại này, nói rằng sự hỗ trợ của Mỹ tăng lên cũng có nghĩa là thu nhập nhiều hơn cho các công ty và người lao động Mỹ.

Bài liên quan
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức vì liên quan đến tham nhũng
Hãng Reuters đưa tin, ngày 25.4, Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solsky đã đệ đơn từ chức trong lúc phải đối mặt với cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán đất công trái phép.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ukraine tự tin vũ khí hiện đại từ Mỹ giúp thay đổi cục diện cuộc chiến