Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đầu tư của sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) vào các dự án y tế công năm 2021 tăng đến 246%.

Vành đai và Con đường của Trung Quốc chuyển trọng tâm đầu tư trước áp lực từ COVID

Cẩm Bình | 08/02/2022, 08:39

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đầu tư của sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) vào các dự án y tế công năm 2021 tăng đến 246%.

Chuyển đổi trọng tâm nêu trên khiến đầu tư vào vài ngành khác sụt giảm. Tổng mức đầu tư và cung cấp tài chính của toàn sáng kiến nhìn chung ổn định: đạt 59 tỉ USD năm 2021 – chỉ giảm chút ít so với 60,5 tỉ  USD năm trước đó, theo Trung tâm Phát triển và Tài chính xanh (GreenFDC) thuộc đại học Phúc Đán.

Năm 2021, đầu tư BRI cho xây dựng trong ngành y tế tăng từ 130 triệu USD (năm 2020) lên 450 triệu USD. Dự án đáng chú ý là một bệnh viện tại thành phố Bobo-Dioulasso thuộc Burkina Faso do tập đoàn Xây dựng đô thị Bắc Kinh phụ trách.

GreenFDC không ghi nhận dự án than nào trong năm 2021 – đúng với cam kết không tài trợ xây dựng nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài nào nữa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đầu tư cho năng lượng xanh năm 2021 tăng lên 6,3 tỷ USD.

chniabri.jpg
BRI thay đổi trọng tâm đầu tư vì đại dịch - Ảnh: SCMP

BRI lâu nay chủ yếu tập trung phát triển cơ sở hạ tầng công kết nối châu Á, châu Âu, châu Phi bằng một “con đường tơ lụa” thời hiện đại. Đến nay đã có 144 nước tham gia sáng kiến.

Nhưng khi COVID-19 lan rộng, một số dự án hàng đầu bị trì hoãn do các nước hạn chế đi lại dẫn đến thiếu lao động lẫn nguyên vật liệu. Việc Trung Quốc đặt mục tiêu củng cố hình ảnh là nước đi đầu trong chống dịch toàn cầu cũng thúc đẩy đầu tư cho y tế tăng lên.

Năm 2020, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng tuyên bố nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó đại dịch cần sự phối hợp. Ông cam kết Trung Quốc sẽ phát triển “con đường tơ lụa lành mạnh”.

Ủy ban Cải cách - Phát triển quốc gia Trung Quốc (cơ quan giám sát BRI) cuối năm 2021 nhận xét BRI phát huy đầy đủ tính linh hoạt trong thời đại dịch, thu hút nhiều nước tham gia nỗ lực hợp tác y tế.

Nhà nghiên cứu Doran Ella thuộc Viện Quan hệ quốc tế Leonard Davis đại học Hebrew phân tích dữ liệu từ Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và cũng ghi nhận sự chuyển đổi trọng tâm sang y tế công và các dự án phục hồi kinh tế của nhiều nước thành viên.

AIIB là tổ chức tài chính thành lập theo sáng kiến của Trung Quốc với mục tiêu hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2019 gần như không có dự án y tế công và các dự án phục hồi kinh tế nào, nhưng đến năm 2020 đã đạt tỷ trọng 50%, cung cấp tài chính năm 2021 giảm nhưng vẫn chiếm 1/4 tỷ trọng đầu tư.

Theo nhà nghiên cứu Ella: “Lý do rõ ràng là đại dịch gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu, làm bộc lộ việc các quốc gia - đặc biệt là quốc gia đang phát triển - thiếu đầu tư cho năng lực y tế công của mình, gồm cả hạ tầng, công nghệ, dược phẩm và thiết bị. Ngoài ra đại dịch còn gây ra khủng hoảng kinh tế khiến quốc gia đang phát triển thiệt hại nặng nề nhất. Với AIIB thì đây là cơ hội mở rộng hoạt động. Thông qua mở rộng hoạt động, Trung Quốc có thể giúp AIIB tăng tính chính danh và cho thấy ngân hàng này linh hoạt, có thể ứng phó khủng hoảng kinh tế hiện tại”.

Cơ chế tài trợ của AIIB không chỉ giới hạn ở cung cấp tài chính, mà còn cung cấp thiết bị cùng sản phẩm liên quan đến sức khỏe cộng đồng – kể cả vắc xin Trung Quốc sản xuất.

GreenFDC còn xác định BRI hiện tập trung vào Trung Đông và châu Phi, mức đầu tư tại đây tăng đến khoảng 360% trong năm ngoái. Nước nhận đầu tư nhiều nhất là Iraq: nhận 10,5 tỉ USD cho loạt dự án hạ tầng. Iraq và Trung Quốc đang hợp tác ở lĩnh vực khai thác dầu khí, xây dựng sân bay, phát triển điện mặt trời,…

Bài liên quan
'Người đàn bà trong tôi' Britney Spears: Phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ
Tôi cũng thấy rất phấn khích trong thời gian đầu biểu diễn tại sân khấu Las Vegas. Người hâm mộ đã tiếp thêm cho tôi rất nhiều năng lượng. Tôi đã có những màn thể hiện đáng nhớ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hạn hán khô khát khốc liệt ở miền Tây Nam Bộ
25 phút trước Theo dòng thời sự
Kênh rạch khô nứt nẻ; đường sá sạt lở sụt lún khiến giao thông ách tắc; hàng vạn người dân thiếu nước sạch sinh hoạt… là những gì đã và đang diễn ra tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện nay.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vành đai và Con đường của Trung Quốc chuyển trọng tâm đầu tư trước áp lực từ COVID