Trên thực tế hiện nay, cả chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội đều không được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nên gặp rất nhiều khó khăn.

Vay vốn nhà ở xã hội: Chủ đầu tư lẫn người mua đều kêu khó

Phan Diệu | 23/12/2017, 07:19

Trên thực tế hiện nay, cả chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội đều không được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nên gặp rất nhiều khó khăn.

Chiều 22.12, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biếtHoREA vừa có công văn hỏa tốc kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo phân bổ khoảng 1.000 tỉ đồng (trong nguồn vốn 2.000 tỉ đồng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ cho Ngân hàng Chính sách xã hội) cho 4 tổ chức tín dụng là Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV để sớm triển khai cấp tín dụng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.

Theo ông Châu, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 02/2013 của Chính phủ về gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng hỗ trợ cho chủ đầu tư dự án và người mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá bán không quá 1,05 tỉ đồng, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo kết thúc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng kể từ ngày 31.12.2016. Từ đó đến nay, gần như vẫnchưa bố trí được nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Chủ tịch HoREA cho biết vàogiữa năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có Văn bản số 102/2017 gửi Chính phủ về phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đối với phần vốn còn lại. Trong đó, cơ quan này đồng ý bổ sung 2.000 tỉ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội và dành một phần bổ sung để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

“Hiệp hội được biết có 1.260 tỉ đồng được phân bổ để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng trên thực tế các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này. Do vậy, đến nay Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách để thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại tham gia thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, còn một vướng mắc nữa là mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định thêm bốn tổ chức tín dụng là Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV để tham gia thực hiện chính sách nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa bố trí được nguồn tái cấp vốn từ ngân sách để các tổ chức tín dụng này có căn cứ triển khai”, ông Châu thông tin.

Chính vì nguyên nhân đó mà trên thực tế hiện nay, cả chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội đều không được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nên gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể, đối với khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà ở xã hội nhưng chưa nhận nhà trong năm 2016 do dự án chưa hoàn thành thì kể từ ngày 1.1.2017 trở đi không còn được tiếp tục giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng và cũng chưa có nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác thay thế. Vì vậy, các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội này lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, không thể thực hiện tiếp hợp đồng, hoặc phải vay thương mại với lãi suất cao kèm theo điều kiện phải có tài sản thế chấp, hoặc phải vay ngoài xã hội với lãi suất rất cao.

“Mặc dù khách hàng không thể thanh toán tiếp theo hợp đồng mua nhà nhưng chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vẫn phải tiếp tục vay thương mại với điều kiện khắt khe hơn kể từ ngày 1.6.2016 để thi công hoàn thành công trình. Tuy lãi suất vay thương mại được tính vào giá thành công trình nhà ở xã hội theo quy định của luật Nhà ở nhưng cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà càng khó khăn thêm.

Nhiều trường hợp do thiếu vốn nên chủ đầu tư phải giãn tiến độ thực hiện công trình, dẫn đến công trình dở dang kéo dài, gây lãng phí của cải xã hội, bào mòn nguồn lực của chủ đầu tư, người mua không được nhận nhà đúng theo tiến độ đã thỏa thuận”, ông Châu nói thêm.

Do đó, HoREA kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phân bổ ngân sách hàng năm khoảng từ 1.000 - 2.000 tỉ đồng trong giai đoạn từ năm 2018-2020 để cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội vay, với lãi suất khoảng 4,8%/năm để phân bổ cho Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV triển khai thực hiện. Từ đó, có thể huy động thêm các nguồn vốn khác của các tổ chức tín dụng để thực hiện hiệu quả chính sách nhà ở xã hội.

Về lâu dài, HoREA kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có cơ chế thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở. Trước hết là các dự án nhà ở xã hội cho thuê, tương tự như Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7.1.2013 của Chính phủ trước đây, để làm giảm giá thành nhà ở xã hội.

Phan Diệu
Bài liên quan
Doanh nghiệp băn khoăn các quy định về đất để xây nhà ở xã hội
Luật Nhà ở 2023 cho phép nhà đầu tư tự tạo lập quỹ đất để xin chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội (NOXH). Tuy nhiên, Dự thảo nghị định về phát triển và quản lý NOXH chưa có nội dung này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dứt khoát không để các dự án giao thông trọng điểm chờ cát, thiếu cát
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Chủ trì cuộc làm việc về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía nam, chiều 11.5, tại TP.Vĩnh Long, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương trong triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm vật liệu san lấp đã được xác định, "thủ tục ở cấp nào phải chủ động ở cấp đấy".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vay vốn nhà ở xã hội: Chủ đầu tư lẫn người mua đều kêu khó