Để giúp Trung Quốc trở thành một “siêu cường công nghệ” tự chủ, chính quyền ông Tập Cận Bình đang thúc đẩy Alibaba - công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới thực hiện công việc kinh doanh phức tạp và tốn kém là thiết kế chip xử lý của riêng mình.

Vì sao Trung Quốc lực bất tòng tâm để tự lực cánh sinh về công nghệ theo ý ông Tập?

Sơn Vân | 28/12/2021, 21:46

Để giúp Trung Quốc trở thành một “siêu cường công nghệ” tự chủ, chính quyền ông Tập Cận Bình đang thúc đẩy Alibaba - công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới thực hiện công việc kinh doanh phức tạp và tốn kém là thiết kế chip xử lý của riêng mình.

Đây là hoạt động kinh doanh không giống bất kỳ điều gì mà tập đoàn Alibaba làm trước đây.

T-Head, đơn vị chip 3 năm tuổi của Alibaba, vào tháng 10.2021 tiết lộ bộ xử lý trung tâm đa năng Yitian 710 của riêng mình, dành cho máy chủ Panjiu để thúc đẩy hoạt động mảng kinh doanh điện toán đám mây rộng lớn của gã khổng lồ thương mại điện tử.

Hiện tại, Alibaba cho biết họ không có kế hoạch bán chip cho người ngoài.

vi-sao-trung-quoc-luc-bat-tong-tau-de-tu-luc-canh-sinh-ve-cong-nghe.jpeg
Cận cảnh bộ xử lý Yitian 710 được phát triển bởi đơn vị bán dẫn T-Head của Alibaba - Ảnh: AP

Các nhà phát triển chip tân binh khác như Tencent (đại gia về game và truyền thông xã hội) cùng hãng smartphone Xiaomi đang cam kết chi hàng tỉ USD phù hợp với các kế hoạch chính thức để tạo ra máy tính, năng lượng sạch, công nghệ khác có thể củng cố sự giàu có và ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc.

Chip xử lý ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm từ smartphone, ô tô đến các thiết bị y tế và thiết bị gia dụng. Tình trạng thiếu hụt chip do đại dịch đang làm gián đoạn hoạt động sản xuất toàn cầu và làm tăng thêm nỗi lo về nguồn cung.

Chip là ưu tiên hàng đầu trong chiến dịch chạy marathon của chính quyền ông Tập Cận Bình nhằm chấm dứt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ từ Mỹ, Nhật Bản và các nhà cung cấp khác được coi là đối thủ kinh tế và chiến lược tiềm tàng.

Theo hãng tin AP, nếu Trung Quốc thành công, các nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị cảnh báo rằng điều đó có thể làm chậm sự đổi mới, làm gián đoạn giao thương toàn cầu và khiến thế giới trở nên nghèo hơn.

Tự lực cánh sinh là nền tảng cho đất nước Trung Quốc”, Chủ tịch Tập Cận Bình nói trong một bài phát biểu vào tháng 3. Ông mong muốn Trung Quốc trở thành “siêu cường công nghệ để bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia”.

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Chúng ta phải sống để trở thành trung tâm khoa học chính của thế giới và là nền tảng cao cấp của sự đổi mới”.

Dù vậy, Trung Quốc đang theo đuổi điều tốn kém có thể gây thất vọng. Ngay cả với những khoản đầu tư chính thức khổng lồ, các doanh nhân và nhà phân tích cho rằng các nhà sản xuất chip và công ty Trung Quốc khác sẽ phải vật lộn để cạnh tranh nếu tách khỏi các nhà cung cấp toàn cầu về linh kiện và công nghệ tiên tiến - một mục tiêu mà không quốc gia nào khác đang theo đuổi.

Peter Hanbury, người theo dõi ngành công nghiệp của Bain & Co (công ty tư vấn quản lý của Mỹ), cho biết: “Thật khó để tưởng tượng có một quốc gia nào đang xây dựng lại tất cả những thứ đó và có công nghệ tốt nhất”.

Chiến dịch của Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và châu Âu, vốn coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược và phàn nàn nước này đánh cắp công nghệ. Họ hạn chế quyền truy cập vào các công cụ cần thiết để cải thiện các ngành của Trung Quốc.

Nếu thế giới tách ra hoặc chia thành các thị trường có tiêu chuẩn và sản phẩm không tương thích, các bộ phận do Mỹ hoặc châu Âu sản xuất có thể không hoạt động trên máy tính hoặc ô tô của Trung Quốc. Các nhà sản xuất smartphone có một hệ điều hành toàn cầu thống trị và hai tiêu chuẩn mạng có thể cần phải tạo ra các phiên bản duy nhất cho các thị trường khác nhau. Điều đó có thể làm chậm sự phát triển.

Vào tháng 9.2021, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc - Antonio Guterres nói rằng: “Mỹ và Trung Quốc cần tránh để thế giới trở nên tách biệt”.

Các nhà máy ở Trung Quốc lắp ráp smartphone và máy tính bảng trên thế giới nhưng cần các linh kiện từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Chip là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc, trước dầu thô, với hơn 300 tỉ USD vào năm ngoái.

Mức độ khẩn cấp chính thức về vấn đề đó tăng lên sau khi Huawei, thương hiệu công nghệ toàn cầu đầu tiên của Trung Quốc, mất quyền truy cập vào chip và công nghệ khác của Mỹ vào năm 2018 theo lệnh trừng phạt từ chính quyền Trump.

Điều đó đã làm tê liệt tham vọng của Huawei trở thành hãng dẫn đầu về smartphone thế hệ tiếp theo. Các quan chức Mỹ cho rằng Huawei gây nguy cơ an ninh và có thể hỗ trợ cho hoạt động gián điệp của Trung Quốc, một cáo buộc mà công ty phủ nhận.

Huawei và một số đối thủ Trung Quốc gần sánh ngang với Intel, Qualcomm, Samsung Electronics và ARM về khả năng thiết kế chip logic “lợi hại” cho smartphone. Thế nhưng khi nói đến việc sản xuất chúng, các xưởng đúc chip Trung Quốc như SMIC đi sau công ty hàng đầu trong ngành là TSMC (Đài Loan, nơi sản xuất chip cho Apple và các thương hiệu toàn cầu khác) tới một thập kỷ.

vi-sao-trung-quoc-luc-bat-tong-tau-de-tu-luc-canh-sinh-ve-cong-nghe1.jpeg
Một kỹ thuật viên đứng ở lối vào trung tâm máy chủ dữ liệu Huawei 5G tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc  - Ảnh: AP

Ngay cả những công ty như Alibaba thiết kế chip cũng có thể cần đến Đài Loan hoặc các xưởng đúc nước ngoài khác để sản xuất chúng. Bộ xử lý trung tâm đa năng Yitian 710 đòi hỏi độ chính xác mà không xưởng đúc nào của Trung Quốc có thể đạt được. Alibaba từ chối cho biết sẽ hợp tác với nhà sản xuất nước ngoài nào.

Liu Chuntian, nhà phân tích ngành của công ty Zero Power Intelligence Group, nói: “Trung Quốc vẫn phải đối mặt với một khoảng cách lớn trong công nghệ chip”.

Trung Quốc chiếm 23% năng lực sản xuất chip toàn cầu nhưng chỉ chiếm 7,6% doanh số.

Việc đóng gói hàng triệu bóng bán dẫn trên một mảnh silicon nhỏ cỡ móng tay đòi hỏi khoảng 1.500 bước, độ chính xác siêu nhỏ và công nghệ phức tạp thuộc sở hữu của một số nhà cung cấp Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các hãng khác.

Hiệp hội Công nghiệp chất bán dẫn cho biết trong một báo cáo năm nay rằng Trung Quốc “tụt hậu đáng kể” về công cụ, vật liệu và công nghệ sản xuất.

Với lý do lo lắng về an ninh, Mỹ và châu Âu chặn quyền truy cập vào các công cụ tiên tiến nhất mà các nhà sản xuất chip Trung Quốc cần để sánh ngang với các hãng đầu toàn cầu về độ chính xác và hiệu quả.

Peter Hanbury nói: “Nếu không có những thứ đó, Trung Quốc sẽ ngày càng tụt hậu. TSMC đang lao đi và Trung Quốc bị chặn lại. Họ không thể tiến về phía trước".

Năm ngoái, Mỹ đã tăng áp lực lên Huawei bằng cách cấm các xưởng đúc toàn cầu sử dụng công nghệ của Mỹ để sản xuất chip cho công ty Trung Quốc. Các nhà cung cấp của Mỹ có thể bán chip cho Huawei, nhưng không phải dành cho smartphone 5G thế hệ tiếp theo.

Về phần mình, Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ xem xét các khoản đầu tư nước ngoài sau khi có những lời phàn nàn rằng Trung Quốc đang làm xói mòn vị trí dẫn đầu về công nghệ của châu Âu bằng cách mua các tài sản quan trọng như nhà sản xuất robot Kuka của Đức.

Bộ xử lý trung tâm đa năng Yitian 710 dựa trên kiến ​​trúc ARM, nêu bật nhu cầu lâu dài của Trung Quốc với bí quyết nước ngoài. Alibaba cho biết vẫn sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp nước ngoài lâu năm như Intel, ARM, Nvidia và Advanced Micro Devices.

Con chip đầu tiên của T-Head, Hanguang 800, được công bố vào năm 2019 dành cho trí tuệ nhân tạo (AI). Chip thứ hai, XuanTie 910, dành cho ô tô tự lái và các chức năng khác.

Hồi tháng 11.2021, Tencent Holdings, công ty vận hành dịch vụ nhắn tin WeChat, đã công bố ba con chip đầu tiên dành cho trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và video.

Trung Quốc nói sẽ chi 150 tỉ USD từ năm 2014 đến 2030 để phát triển ngành công nghiệp chip của mình, nhưng thậm chí đó chỉ là một phần nhỏ so với những gì các hãng dẫn đầu toàn cầu đầu tư. TSMC có kế hoạch chi 100 tỉ USD trong 3 năm tới cho nghiên cứu và sản xuất.

Trung Quốc đang cố gắng mua kinh nghiệm bằng cách thuê các kỹ sư từ TSMC và các nhà sản xuất Đài Loan khác. Đài Loan đã đáp trả bằng cách áp đặt các biện pháp hạn chế quảng cáo việc làm.

Trung Quốc khuyến khích các hãng smartphone và nhà sản xuất khác sử dụng các nhà cung cấp trong nước, ngay cả khi giá cao hơn. Thế nhưng, các quan chức phủ nhận Trung Quốc muốn tách khỏi các ngành công nghiệp toàn cầu.

"Chúng ta sẽ không bao giờ quay ngược lịch sử bằng cách tìm cách tách rời", ông Tập Cận Bình nói trước cuộc họp hồi tháng 11.2021 giữa các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương tại Malaysia.

Xung đột mới nhất là về kỹ thuật quang khắc, sử dụng ánh sáng cực tím để khắc các mạch vào silicon trên một thang đo tính bằng nanomet (phần tỉ mét).

Công ty dẫn đầu mảng này là ASML (Hà Lan), vốn sản xuất máy có thể khắc các bóng bán dẫn chỉ cách nhau 5 nanomet. SMIC (Trung Quốc) có độ chính xác khoảng 1/3 là 14 nanomet. TSMC (Đài Loan) đang chuẩn bị nâng độ chính xác lên 2 nanomet.

SMIC muốn nâng cấp bằng cách mua máy mới nhất của ASML, nhưng chính phủ Hà Lan vẫn chưa đồng ý.

Chúng tôi sẽ đợi quyết định của họ (chính phủ Hà Lan)”, phát ngôn viên của ASML, Monica Mols, cho biết trong một email.

Bài liên quan
Người thừa kế Samsung đến Mỹ thăm trụ sở Moderna, xem xét nơi đặt nhà máy sản xuất chip 17 tỉ USD
Phó chủ tịch Samsung Electronics - Lee Jae-yong đang thăm Bắc Mỹ trong chuyến công du cấp cao đầu tiên của mình sau khi ra tù, có thể đưa ra quyết định quan trọng với nhà máy chip trị giá 17 tỉ USD của Samsung.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Trung Quốc lực bất tòng tâm để tự lực cánh sinh về công nghệ theo ý ông Tập?