Để tháo gỡ khó khăn cho ngư dân một số vùng ven biển miền Trung, Bộ Công thương đã thiết lập đường dây nóng để hỗ trợ ngư dân trong việc thu mua, tiêu thụ hải sản. Tuy nhiên theo lãnh đạo Bộ Công thương, số lượng các cuộc gọi đến đường dây nóng đã giảm dần, và đến nay hầu như không còn.

Vụ cá chết ở miền Trung: Đường dây nóng hỗ trợ tiêu thụ cá không còn 'nóng'

Duyên Duyên | 10/06/2016, 12:24

Để tháo gỡ khó khăn cho ngư dân một số vùng ven biển miền Trung, Bộ Công thương đã thiết lập đường dây nóng để hỗ trợ ngư dân trong việc thu mua, tiêu thụ hải sản. Tuy nhiên theo lãnh đạo Bộ Công thương, số lượng các cuộc gọi đến đường dây nóng đã giảm dần, và đến nay hầu như không còn.

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải chia sẻ với báo chí ngày 9.6 trước một số vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay.

Theo đó, ông Hải cho biết, ngày 30.4, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 3777/BCT-TTTN về việc công bố đường dây nóng để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ ngư dân trong việc thu mua, tiêu thụ hải sản bảo đảm an toàn.

Ngay sau khi được sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng thì lập tức đường dây nóng đã nhận được hàng trăm cuộc điện thoại của các tổ chức, cá nhân, ngư dân từ các tàu đánh bắt xa bờ cho đến các tổ chức thu mua và các hộ kinh doanh trên địa bàn.

"Số lượng các cuộc điện thoại tập trung cao điểm trong ngày 30.4 đến ngày 7.5, sau đó giảm dần và đến nay hầu như không còn", Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết.

Cũng theo ông Đỗ Thắng Hải, nội dung chủ yếu mà ngư dân quan tâm là vấn đề giải quyết khâu tiêu thụ hải sản cho ngư dân, cho các hợp tác xã và doanh nghiệp thu mua hải sản như: Điểm thu mua sẽ tổ chức ở đâu? Ai mua? Ai là người xác nhận điểm an toàn? Đồng thời đề nghị có những chính sách và biện pháp hỗ trợ kịp thời cho nhóm đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp, tránh tình trạng gian lận trong khâu kiểm soát tiêu thụ cá an toàn và cá không an toàn, tránh tình trạng bị ép giá.

"Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã hướng dẫn và trả lời trực tiếp các câu hỏi của người dân và chỉ đạo Sở Công thương các địa phương liên quan để làm rõ, xử lý, đồng thời tiếp thu và đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan có giải pháp phù hợp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho ngư dân, các đầu mối thu mua và hệ thông phân phối, tiêu thụ tại các địa phương", ông Hải nói.

Lãnh đạo Bộ Công thương cũng cho biết, ngoài việc thiết lập đường dây nóng, để hỗ trợ tiêu thụ cá cho ngư dân, Bộ Công thương đã thực hiện các giải pháp cụ thể như: thành lập Tổ công tác làm việc trực tiếp tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của hiện tượng cá chết bất thường để nắm thực tế tình hình và đánh giá cụ thể khả năng, phương án triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tiêu thụ hải sản đánh bắt bảo đảm an toàn của ngư dân.

Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ cá chết ở miền Trung: Đường dây nóng hỗ trợ tiêu thụ cá không còn 'nóng'