Đối mặt với “Zero COVID” tiếp tục kéo dài, giới nhà giàu Trung Quốc lên kế hoạch tháo chạy. Khoảng 10.000 cá nhân có giá trị tài sản ròng cao tại Trung Quốc tìm cách ra đi trong năm nay – mang theo 48 tỉ USD tài sản, con số có nguy cơ rời Hồng Kông là 12 tỉ USD.

Zero COVID kéo dài, giới nhà giàu Trung Quốc muốn đem theo 60 tỉ USD tài sản ra đi

Cẩm Bình | 23/07/2022, 14:04

Đối mặt với “Zero COVID” tiếp tục kéo dài, giới nhà giàu Trung Quốc lên kế hoạch tháo chạy. Khoảng 10.000 cá nhân có giá trị tài sản ròng cao tại Trung Quốc tìm cách ra đi trong năm nay – mang theo 48 tỉ USD tài sản, con số có nguy cơ rời Hồng Kông là 12 tỉ USD.

Tuần trước, tỷ phú Trung Quốc Hoàng Nhất Mạnh - chủ tịch công ty game XD - đưa ra thông báo nội bộ rằng ông cùng gia đình sắp ra nước ngoài sinh sống.

“Tôi đang chuẩn bị cho gia đình chuyển đến nước ngoài vào năm sau. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là kế hoạch, trong một năm bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Tôi ưu tiên cả gia đình lẫn việc kinh doanh. Quy mô hoạt động của chúng ta chỉ đang phát triển”, tỷ phú Hoàng viết trong thông báo.

Ông cho biết thêm: “Kịch bản lý tưởng với tôi là loạt hạn chế chống dịch COVID-19 được nới lỏng từ giờ, sau đó quan hệ quốc tế của Trung Quốc cải thiện và cởi mở hơn. Tất cả chúng ta có thể đi lại theo nhu cầu công việc lẫn cuộc sống”.

Thông báo trên bị rò rỉ trên mạng xã hội, làm dấy lên tranh luận về tình trạng ngày càng nhiều doanh nhân nổi tiếng rời khỏi đất nước.

Kể từ khi COVID-19 bùng phát, người Trung Quốc phải sống chung với chính sách “Zero COVID” chống dịch không khoan nhượng. Phong tỏa hàng loạt cùng xét nghiệm thường xuyên khiến nhân viên ngân hàng mắc kẹt ở chỗ làm, công nhân Tesla phải ngủ lại nhà máy, nhiều gia đình không thể rời khỏi công viên chủ đề Disneyland cho đến khi 33.000 mẫu xét nghiệm có kết quả. Cư dân Thượng Hải trong 2 tháng phong tỏa vừa qua tìm cách đổi hàng hóa và thực phẩm với nhau.

Đối mặt với “Zero COVID” tiếp tục kéo dài, giới nhà giàu Trung Quốc lên kế hoạch tháo chạy. Công ty tư vấn di dân Henley& Partners xác định khoảng 10.000 cá nhân có giá trị tài sản ròng cao (HNWI) tại Trung Quốc tìm cách ra đi trong năm nay – mang theo 48 tỉ USD tài sản. Ở Hồng Kông nơi cũng áp dụng “Zero COVID” nhưng linh hoạt hơn cũng có khoảng 3.000 HNWI định ra đi – mang theo 12 tỉ USD tài sản.

Những người muốn ra đi gặp phải rào cản lớn từ chính quyền. Giới chức Trung Quốc cố gắng ngăn chặn nạn “chảy máu” cả người lẫn tiền trong bối cảnh kinh tế nước này suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên gia tăng và COVID-19 vẫn bùng phát.

cd05c0ca-e4c7-4b2b-8026-449798a93ad9.jpg
"Zero COVID" thúc đẩy một làn sóng tháo chạy - Ảnh: Getty Images

Làn sóng tháo chạy

Ở năm đầu đại dịch, “Zero COVID” dường như rất có hiệu quả. Trung Quốc kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong lúc phương Tây vất vả với hàng triệu ca nhiễm và hàng vạn ca tử vong.

Nhưng khuyết điểm bắt đầu lộ ra – đặc biệt rõ ràng trong năm nay. Biện pháp phong tỏa hà khắc đem lại vấn đề sức khỏe tâm thần cho người dân, một số trường hợp gặp các vấn đề y tế nghiêm trọng không được điều trị. Hàng triệu doanh nghiệp nhỏ đóng cửa, doanh nghiệp quy mô toàn cầu cũng ngá ngẩm. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc quý 2.2022 chỉ đạt 0,4% trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên chạm mức kỷ lục 18%.

Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) cho biết vào tháng 3, tìm kiếm “làm cách nào chuyển đến Canada sinh sống” trên Wechat - nền tảng mạng xã hội và nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc - tăng đến 3000%. Có đến 23% người tham gia một khảo sát tháng 4 của Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) cho biết họ cân nhắc chuyển các khoản đầu tư từ Trung Quốc sang quốc gia khác.

Cư dân mạng Trung Quốc đặt tên cho tình trạng tháo chạy hiện tại là “nhuận thuyết” (runxue). Bài đăng trên Zhihu - nền tảng hỏi đáp trực tuyến giống như Quora - giải thích từ ngày nhận được hơn 9 triệu lượt xem. Chữ “xue” ý chỉ “học thuyết”, còn phiên âm của “nhuận” trong tiếng Trung là “run” – hiểu theo tiếng Anh chính là “chạy”, vì vậy “runxue” có thể hiểu là “thuyết về trốn chạy”. Đây là cách chơi chữ để tránh kiểm duyệt.

Cô Clara Xie làm người mẫu tại Giang Tô chia sẻ: “Tôi không thể làm thay đổi hay lên tình hình hiện tại. Nếu không thể thay đổi được nó, những gì có thể làm là trốn chạy”.

Ngăn chặn

Giới chức Trung Quốc nhận thức được tình hình nên dựng nên rất nhiều rào cản ngăn làn sóng tháo chạy.

Tháng 5 vừa qua, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Trung Quốc thông báo hạn chế nghiêm ngặt hoạt động xuất nhập cảnh không cần thiết, nghiêm chỉnh thực hiện chính sách xuất nhập cảnh phục vụ công tác chống dịch. Nhiều người nhận định đây thật ra là biện pháp ngăn chặn tình trạng “chảy máu” và người lẫn tiền.

Chính sách xuất nhập cảnh hà khắc của Trung Quốc khiến công dân rất khó có được giấy tờ cần thiết để xuất cảnh – kể cả hộ chiếu. Giới chức nước này vào năm ngoái đã ngừng gia hạn hộ chiếu với trường hợp “đi lại không cần thiết”, chính quyền một số địa phương không công chứng giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận kết hôn cần thiết để nộp đơn xin thị thực.

Công dân Trung Quốc mỗi năm chỉ được phép đổi lượng Nhân dân tệ trị giá 50.000 USD sang ngoại tệ. Vài cách “lách” quy định - chẳng hạn như sử dụng tiền điện tử - gặp vấn đề vì Trung Quốc cấm hầu hết giao dịch thực hiện bằng tiền điện tử.

Tuy nhiên, dòng người cùng tiền ra nước ngoài dường như vẫn tăng lên. Ngày càng nhiều người mang theo tài sản sang Singapore sinh sống. Công ty dịch vụ doanh nghiệp Jenga cho biết từ tháng 3.2021 đến tháng 3.2022, số lượng yêu cầu thành lập văn phòng gia đình (một hình thức công ty tư nhân) mà họ nhận được đã tăng gấp đôi – phần lớn là từ HNWI Trung Quốc. Singapore có chương trình cấp giấy phép thường trú cho cá nhân đầu tư tối thiểu 1,8 triệu USD vào đảo quốc.

Một số nhà tư vấn và luật sư cũng nhận được số yêu cầu hỗ trợ pháp lý về ra nước ngoài định cư tăng 3 - 5 lần trong vài tháng qua. Điểm đến ưa thích là Mỹ, Úc, Anh, Canada.

Trung Quốc vẫn đang hứng chịu đợt bùng dịch mới và cũng không có dấu hiệu từ bỏ “Zero COVID”, vì vậy làn sóng tháo chạy chắc chắn vẫn tiếp diễn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Phan Đức Trung: 'Khung pháp lý cho tài sản ảo là bài toán khó'
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) phù hợp vào thời điểm này là một bài toán khó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Zero COVID kéo dài, giới nhà giàu Trung Quốc muốn đem theo 60 tỉ USD tài sản ra đi