Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt 5 nhiệm vụ KH-CN để đặt hàng tuyển chọn cấp Quốc gia thực hiện từ năm 2021.

5 nhiệm vụ KH-CN thuộc Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030

Thu Anh | 06/03/2021, 20:05

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt 5 nhiệm vụ KH-CN để đặt hàng tuyển chọn cấp Quốc gia thực hiện từ năm 2021.

Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo Bộ đã phê duyệt danh mục nhiệm vụ KH-CN đặt hàng tuyển chọn cấp Quốc gia, thực hiện từ năm 2021 thuộc Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.

Ở nhiệm vụ thứ nhất “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm cây mía trong sản xuất theo hướng hữu cơ vùng mía nguyên liệu Bắc Trung Bộ”, Bộ Tài nguyên và Môi trường định hướng các mục tiêu, bao gồm ứng dụng một số chế phẩm sinh học để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ phụ phẩm cây mía (ngọn, lá mía) trên đồng ruộng, phù hợp với điều kiện của 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).

Xây dựng được mô hình tái sử dụng phụ phẩm cây mía phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với cây mía; đồng thời đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sử dụng phụ phẩm cây mía.

5-nhiem-vu-kh-cn-thuoc-de-an-phat-trien-nong-nghiep-huu-co-giai-doan-2020-2030.jpg
Ảnh: Internet

Với nhiệm vụ “Nghiên cứu, chuyển giao mô hình xử lý chất thải rắn từ các cơ sở chế biến tinh bột sắn, dong riềng và chuồng trại chăn nuôi lợn vùng miền núi phía bắc Việt Nam”, đối với kết quả, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu chuyển giao quy trình sản xuất phân bón hữu cơ/hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn tại các cơ sở, nhà máy chế biến tinh bột sắn, dong riềng và chuồng trại chăn nuôi lợn tại 4 tỉnh vùng miền núi phía bắc Việt Nam (Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai).

Bên cạnh đó, yêu cầu xây dựng 8 – 12 mô hình với quy mô 80 – 120ha sản xuất theo hình thức tuần hoàn khép kín sử dụng phân bón hữu cơ/hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn tại các cơ sở chế biến tinh bột sắn, dong riềng và chuồng trại chăn nuôi lợn tại 4 tỉnh nêu trên…

Ngoài 2 nhiệm vụ KH-CN nêu trên, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phê duyệt nhiệm vụ “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ khoanh vùng khu vực trồng trọt hữu cơ theo đặc trưng tài nguyên và môi trường tại vùng trung du và miền núi Bắc Bộ”.

Theo đó, lãnh đạo Bộ đặt mục tiêu xác định được bộ tiêu chí, chỉ số về tài nguyên (đất, nước, khí hậu), chất lượng môi trường (đất, nước, không khí) để khoanh vùng khu vực cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung và trồng trọt nói riêng…

Với mục tiêu đã đề ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu bên cạnh các báo cáo tổng quan thì cần phải có bộ cơ sở dữ liệu, bản đồ phân vùng khu vực cho phát triển trồng trọt hữu cơ tại vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với tỷ lệ phù hợp…

Bên cạnh những nhiệm vụ KH-CN nêu trên, lãnh đạo Bộ cũng phê duyệt danh mục nhiệm vụ KH-CN đặt hàng tuyển chọn, gồm “Nghiên cứu giải pháp công nghệ tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp thành than sinh học và phân hữu cơ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại vùng nhiễm mặn ở các tỉnh ven biển” và “Nghiên cứu xác định vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và đề xuất giải pháp thúc đẩy tái sử dụng chất thải, phế phụ phẩm hữu cơ trở thành nguyên liệu sản xuất tại một số tỉnh miền Trung”.

Hồ sơ nhiệm vụ tuyển chọn được gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ KH-CN), trước ngày 31.3.2021.

Bài liên quan
IoT, BigData đã xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực của ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nhiều các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Phan Đức Trung: 'Khung pháp lý cho tài sản ảo là bài toán khó'
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) phù hợp vào thời điểm này là một bài toán khó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 nhiệm vụ KH-CN thuộc Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030