Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú có tiêm vắc xin ngừa COVID-19 được không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Bác sĩ Trương Hữu Khanh sẽ giải đáp thắc mắc này.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp thắc mắc về tiêm vắc xin COVID-19 với phụ nữ mang thai và cho con bú

Sơn Vân | 04/08/2021, 10:06

Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú có tiêm vắc xin ngừa COVID-19 được không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Bác sĩ Trương Hữu Khanh sẽ giải đáp thắc mắc này.

Thời gian qua, nhiều người hỏi bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Nội thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, chuyên gia dịch tễ học tại TP.HCM, vấn đề nêu trên. Bác sĩ Khanh nhấn mạnh: “Người cho con bú vẫn có thể tiêm vắc xin ngừa COVID-19 và khi tiêm xong vẫn có thể cho con bú tiếp”.

Ngoài ra, bác sĩ Khanh cho biết: “Phụ nữ có thai mà nguy cơ mắc COVID-19 thì nên chích”.

bac-si-truong-huu-khanh-ly-giai-tam-ly-cho-vac-xin-my13.jpg
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia về dịch tễ học tại TP.HCM

Theo trang Health Shots, không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin COVID-19 có hại cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, bạn có thể tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mà không cần ngừng cho con bú.

Trước những câu hỏi liên quan đến việc phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có nên đi tiêm vắc xin COVID-19 hay không, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra câu trả lời.

photo-1-1625550012737368076182.jpg
Phụ nữ đang mang thai có thể tiêm vắc xin COVID-19
photo-1-1625550038889531088163-1-.jpg
Khi đang cho con bú, bạn có thể tiêm vắc xin COVID-19 và không cần ngưng việc này

Tại Việt Nam, theo Quyết định 2995/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18.6.2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thì phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Người mắc bệnh nền ổn định càng nên tiêm vắc xin COVID-19

Nhiều lời truyền miệng rằng những người mắc bệnh nền không thể hoặc không được tiêm vắc xin COVID-19 vì dễ biến chứng và ảnh hưởng đến bệnh nền. Trong khi họ lại chính là đối tượng có nguy cơ dễ tử vong nhất khi mắc COVID-19. Thực hư chuyện này ra sao?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khẳng định: “Không có chuyện người đang bị bệnh nền ổn định thì chích vắc xin COVID-19 sẽ ảnh hưởng bệnh nền” và khuyên người có bệnh nền càng nên chích ngừa vì khi mắc COVID-19 rất dễ biến chứng nặng…

"Khi có bệnh nền ổn định càng nên chích vắc xin ngừa COVID-19”, bác sĩ Khanh nói.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh nói rằng không có chuyện người thể trạng yếu ớt sẽ bị phản ứng nhiều hơn người to khỏe khi tiêm vắc xin COVID-19. Cũng theo ông, không có chuyện người lớn tuổi chích vắc xin sẽ bị phản ứng nhiều, ảnh hưởng sức khỏe hơn.

'Thai phụ có nguy cơ tổn thương phổi càng lớn nếu mắc COVID-19'

Theo bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM, những thai phụ nếu mắc COVID-19, đặc biệt là với biến thể Delta, thì nguy cơ tổn thương phổi càng lớn.

Bác sĩ Trần Thanh Linh nói: "Số lượng bệnh nhân nặng và nguy kịch, tổn thương phổi đã rất nhiều. Những bệnh nhân trẻ cũng có. Tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM, hơn 2/3 là bệnh nhân trên 50 tuổi và có bệnh lý nền thì diễn tiến trong tình trạng là tổn thương 2 phổi, cần thở máy chức năng cao. Ngay cả những bệnh nhân trẻ, 28, 30 và thậm chí có nhiều bệnh nhân dưới 25 tuổi cần máy thở. Đặc biệt là bệnh nhân liên quan đến sản khoa, thai phụ thì tổn thương phổi của họ lại càng rất lớn. Do đó, biến thể này so với những chủng trước đây thì ta thấy mức độ nguy hiểm và mức độ tổn thương, suy hô hấp, thiếu oxy là rất lớn".

Về dấu hiệu bệnh nhân COVID-19 từ nhẹ chuyển sang nặng, bác sĩ Linh nói: "Trong tuần đầu và chuyển biến sang tuần thứ hai thì bệnh nhân có tần số thở bắt đầu nhanh hơn, nhanh lên. Ví dụ bệnh nhân có nhịp thở, tần số thở tăng hơn 20 - 25 lần... Nhip tim bệnh nhân có xu hướng bắt đầu tăng. Đó là dấu hiệu bệnh nhân chưa có triệu chứng bắt đầu chuyển sang có triệu chứng và dần dần chuyển sang nặng".

Bài liên quan
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Người mắc bệnh nền ổn định càng nên tiêm vắc xin COVID-19
Nhiều lời truyền miệng rằng những người mắc bệnh nền không thể hoặc không được tiêm vắc xin COVID-19 vì dễ biến chứng và ảnh hưởng đến bệnh nền. Trong khi họ lại chính là đối tượng có nguy cơ dễ tử vong nhất khi mắc COVID-19. Thực hư chuyện này ra sao?

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp thắc mắc về tiêm vắc xin COVID-19 với phụ nữ mang thai và cho con bú