Roman Goncharenko là Phó giáo sư về tài chính chuyên viết bình luận trên trang DW của Đức. Sáng nay, ông có bài phân tích vè triển vọng gia nhập EU của Ukraine.

Báo Đức nói thẳng Tây Âu vốn không muốn Ukraine vào EU vì ngại mấy nước Đông Âu khó lường

Anh Tú (dịch) | 27/06/2022, 08:47

Roman Goncharenko là Phó giáo sư về tài chính chuyên viết bình luận trên trang DW của Đức. Sáng nay, ông có bài phân tích vè triển vọng gia nhập EU của Ukraine.

Quy chế ứng cử của EU đối với Ukraine và Moldova là giai đoạn cuối cùng của quá trình tái tổ chức lục địa. Thời gian tồn tại của vùng đệm giữa Đông và Tây sắp kết thúc.

Quyết định của Liên minh châu Âu mang tính lịch sử - đối với cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cũng như đối với EU. Đó là một bước ngoặt. Ukraine đã gõ cửa EU trong khoảng 20 năm, nhưng Brussels không muốn mở.

Những tín hiệu đầu tiên được gửi đi vào những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới bởi Tổng thống Leonid Kuchma, người luôn tìm cách duy trì sự cân bằng giữa Nga và phương Tây. Cánh cửa cơ hội chỉ mở ra sau khi ông ra đi và Cách mạng Cam thắng lợi ở Kyiv năm 2004, khi chính trị gia thân phương Tây Viktor Yushchenko kế nhiệm ông.

zelensky.jpg
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng tuyên bố không có đường tắt cho Ukraine vào EU

Nhưng mọi thứ đã không diễn ra như ý. Sự thay đổi dân chủ ở Ukraine diễn ra song song với sự mở rộng quy mô đầu tiên của EU về phía đông, đi kèm với đó là sự lo ngại của nhiều người Tây Âu về dòng lao động giá rẻ. Những lo ngại đó đã không thành hiện thực, nhưng EU đã miễn cưỡng tiếp tục mở rộng với tốc độ tương tự. Brussels tạm ngừng mở rộng, sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 và sau đó là cuộc khủng hoảng di cư năm 2015.

Tây Âu không muốn Ukraine gia nhập EU

Nhưng lý do quan trọng nhất khiến Ukraine không được phép xích lại gần EU cho đến nay là do sự phản kháng của các thành viên sáng lập EU vốn có ảnh hưởng lớn. Điều đó cũng rất phù hợp với họ khi đất nước khổng lồ này (Ukraine có diện tích khá lớn ở châu Âu) đã hình thành một loại vùng đệm giữa EU và Nga. Tây Âu cũng lo ngại rằng việc Ukraine gia nhập sẽ thay đổi cán cân có lợi cho các quốc gia Đông và Trung Âu, vốn có mối quan hệ phức tạp với Brussels (các nước Đông Âu và Trung Âu trước đây nằm trong khối quân sự Warsaw hiện vẫn còn nhiều thứ chưa phù hợp với quan điểm của EU bên cạnh nền kinh tế không phát triểu bằng).

Điều đó không được thảo luận công khai, nhưng Tây Âu từ lâu đã cho rằng Ukraine sẽ vẫn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Moscow, với lý do mối quan hệ lâu dài giữa "các quốc gia anh em và các dân tộc", như các quan chức EU nói. Chính người dân Ukraine đã nhấn mạnh điều này bằng cách bầu Viktor Yanukovych do Nga hậu thuẫn làm tổng thống, người có lời lẽ ủng hộ châu Âu chỉ là xã giao

EU hy vọng rằng Ukraine sẽ hài lòng với Chính sách láng giềng và một khu vực thương mại tự do. Đây là một sai lầm chết người, một sai lầm lịch sử đã gián tiếp góp phần gây ra cuộc chiến chống Ukraine hiện nay của Nga: Châu Âu không muốn sáp nhập Ukraine, trong khi Nga muốn đưa nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trở lại dưới quyền kiểm soát của mình - bằng bất cứ giá nào.

Đánh giá thấp quyết tâm

Nhưng cả EU và Nga đều đánh giá thấp quyết tâm của người Ukraine. Như họ đã chứng minh trong hai cuộc cách mạng, vào năm 2004 và 2014, người Ukraine coi trọng tự do và dân chủ trên hết. Và, vì họ cũng đang thể hiện quyết tâm mỗi ngày, họ sẵn sàng bỏ mạng vì nó.

Việc Nga tấn công Ukraine hiện đã buộc EU phải sửa chữa sai lầm. Brussels sẽ duy trì nhất quán như thế nào vẫn còn được xem xét. Tất nhiên, sẽ có những nỗ lực để làm chậm quá trình này, nhưng việc thay đổi hướng là không thể nữa. Tư cách ứng cử viên cho Ukraine và nước láng giềng Moldova có nghĩa là kỷ nguyên của các vùng đệm ở giữa châu Âu sắp kết thúc. Cả hai quốc gia hậu Xô Viết đang tiến về phía Tây, đồng hồ đếm ngược đang được bật, Bức màn sắt mới đang hạ xuống. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình tái tổ chức lục địa bắt đầu từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Không có ưu đãi về lâu dài

Và điều gì ở Gruzia, nước mà năm 2003 trở thành quốc gia hậu Xô Viết đầu tiên công bố chiến lược hướng phương Tây của mình với "Cách mạng Hoa hồng"? Chính phủ ở Tbilisi đã nộp đơn xin gia nhập EU cùng lúc với Kyiv và Chisinau, nhưng không được bật đèn xanh.

Đọc thêm: Nhiệt tình chống Nga nhất nhưng sao Gruzia vẫn bị EU lạnh lùng từ chối làm ứng viên như Ukraine?

EU chỉ đơn thuần chứng nhận Georgia là có "triển vọng của châu Âu". Nhiều lý do khác nhau đã được đưa ra giải thích cho điều này - gồm cả cuộc khủng hoảng chính trị vào năm 2020, khi phe đối lập cáo buộc chính phủ gian lận sau cuộc bầu cử quốc hội. Brussels đã đưa ra quyết định đúng đắn khi nói rõ với Tbilisi rằng họ sẽ không làm ngơ trước những vấn đề như vậy. Ngay cả khi Gruzia đã gặt hái được nhiều thành công.

Quyết định về Gruzia cũng là một tín hiệu cho Ukraine và Moldova rằng họ đừng mong đợi sự đối xử ưu đãi về lâu dài. Cả hai nước sẽ phải hành động để chứng minh rằng họ đã sẵn sàng cho hội nhập sâu hơn và chấp nhận những cải cách đau đớn. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa: Họ sẽ thành công và gia nhập EU. Và sớm hơn nhiều người nghĩ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Đức nói thẳng Tây Âu vốn không muốn Ukraine vào EU vì ngại mấy nước Đông Âu khó lường