Trong lúc Đại sứ Mỹ tại Berlin đe dọa hạn chế chia sẻ tin tình báo nếu Đức dùng sản phẩm Huawei cho mạng 5G quốc gia, thì Đại sứ Trung Quốc tại Warsaw cảnh báo từ bỏ Huawei sẽ khiến Ba Lan thiệt hại lớn về kinh tế.

‘Cuộc chiến Huawei’ giữa Mỹ với Trung Quốc tại châu Âu

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 13/03/2019, 11:23

Trong lúc Đại sứ Mỹ tại Berlin đe dọa hạn chế chia sẻ tin tình báo nếu Đức dùng sản phẩm Huawei cho mạng 5G quốc gia, thì Đại sứ Trung Quốc tại Warsaw cảnh báo từ bỏ Huawei sẽ khiến Ba Lan thiệt hại lớn về kinh tế.

Lời đe dọa hạn chế chia sẻ tin tình báo được đưa ra trong thư Đại sứ Mỹ tại Berlin Richard Grenell gửi đến Bộ trưởng Kinh tế- Năng lượng Đức Peter Altmaier, báo The Wall Street Journal cho biết.

Đức trước đó tuyên bố không cấm bất cứ công ty nào tham gia đấu thầu hợp đồng 5G của nước này. Bộ trưởng Altmaier đảm bảo chính phủ đủ khả năng thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ các mạng di động.

Đại sứ quán Mỹ tại Berlin từ chối tiết lộ nội dung thư mà ông Grenell đã gửi đi, nhưng khẳng định Washington phải điều chỉnh công tác chia sẻ thông tin một khi đồng minh sử dụng “nhà cung cấp không đáng tin”.

Bức thư nêu trên lặp lại phát ngôn tháng trước của Ngoại trưởng Mike Pompeo, khuyến cáo Mỹ quyết không hợp tác hay chia sẻ thông tin cho quốc gia dùng sản phẩm Huawei, đồng thời cho biết sẽ cố thuyết phục một vài đối tác châu Âu vẫn chưa hưởng ứng lời kêu gọi tẩy chay tập đoàn viễn thông của Trung Quốc.

Đại sứ Mỹ tại Berlin Richard Grenell lặp lại lời cảnh báo mà giới chức Washington nhiều lần đưa ra trước đó - Ảnh: Pinterest

Tại Ba Lan, Đại sứ Trung Quốc tại Warsaw Lưu Quảng Nguyên cảnh báo cái giá phải trả khi từ bỏ Huawei là thiệt hại lớn về kinh tế.“Từ bỏ Huawei thì nền kinh tế Ba Lan có thể bị thiệt hại 8,5 tỉeuro, chi phí liên lạc tăng hơn gấp đôi. Quá trình xây dựng mạng 5G còn trì hoãn 2-3 năm”, theo Đại sứ Lưu.

Đại sứ Lưu nhấn mạnh: “Huawei trên thực tế chẳng đem lại rủi ro gì cho Ba Lan, còn an ninh mạng là vấn đề kỹ thuật chứ không phải chuyện chính trị”.

Cơ quan chức năng chính quyền Ba Lan trong tháng 1 vừa bắt giữ Giám đốc kinh doanh Huawei chi nhánh Ba Lan Vương Vỹ Tinh với cáo buộc tham gia hoạt động gián điệp. Quan hệ song phương sẽ đứng trước nguy cơ trở nên xấu đi nếu quốc gia Trung Âu này xử lý vụ việc đến cùng.

Ba Lan cũng là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Mỹ. Vì vậy họ đặc biệt lo ngại Warsaw sử dụng thiết bị cũng như dịch vụ do những đơn vị Trung Quốc cung cấp.

Washington phát động chiến dịch vận động đồng minh tẩy chay Huawei từ cuối năm ngoái. Cho đến nay đã có không ít quốc gia hưởng ứng.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
TikTok hiện thông báo tạm ngừng hoạt động ở Mỹ, nhắc đến ông Trump, vẫn khả dụng tại Việt Nam
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ hôm 19.1 trước khi lệnh cấm liên bang với ứng dụng video ngắn do tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) sở hữu có hiệu lực, cắt đứt quyền truy cập vào nền tảng có hơn 170 triệu người dùng Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Cuộc chiến Huawei’ giữa Mỹ với Trung Quốc tại châu Âu