Theo Thủ tướng Yoshihide Suga, Nhật Bản đã có đủ vắc xin COVID-19 để tiêm nhắc lại liều thứ ba nếu quyết định như vậy được đưa ra.

Khoảng 60% dân được tiêm 2 liều cuối tháng 9, Nhật Bản có đủ vắc xin cho mũi thứ 3

Sơn Vân/Ảnh: Reuters | 25/08/2021, 22:25

Theo Thủ tướng Yoshihide Suga, Nhật Bản đã có đủ vắc xin COVID-19 để tiêm nhắc lại liều thứ ba nếu quyết định như vậy được đưa ra.

Nhật Bản có đủ vắc xin để tiêm tăng cường

Nhật Bản đã có đủ vắc xin COVID-19 để tiêm nhắc lại liều thứ ba nếu quyết định như vậy được đưa ra, Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết hôm 25.8 sau khi thông báo mở rộng tình trạng khẩn cấp tới nhiều tỉnh hơn.

Ông Suga nói thêm rằng khoảng 60% người dân sẽ được tiêm vắc xin đầy đủ vào cuối tháng 9. Nhật Bản vẫn chưa đưa ra lựa chọn tiêm liều thứ ba nhưng Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết đã có sẵn nguồn cung để thực hiện việc này.

60-dan-duoc-tiem-2-lieu-cuoi-thang-9-nhat-ban-cho-du-vac-xin-cho-mui-thu-3.jpg
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 cho nhân viên của tập đoàn siêu thị Aeon tại trung tâm mua sắm của công ty ở thành phố Chiba, Nhật Bản

Hiện Nhật Bản ghi nhận tổng cộng 1.339.115 ca mắc COVID-19 với 15.693 người chết và 1.102.891 trường hợp phục hồi. Trong 24 giờ qua, Nhật Bản báo cáo 21.570 ca COVID-19 mới với 30 người tử vong.

Moderna hoàn tất quy trình nộp hồ sơ để được phê duyệt đầy đủ vắc xin COVID-19

Moderna đã hoàn thành quy trình xem xét theo thời gian thực với đơn đăng ký của mình gửi lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để tìm kiếm sự chấp thuận đầy đủ cho vắc xin COVID-19 ở những người từ 18 tuổi trở lên, công ty Mỹ cho biết hôm 25.8.

Là một phần của bản đệ trình đã hoàn thành, Moderna đã yêu cầu FDA chỉ định xem xét ưu tiên cho vắc xin của mình.

Hôm 23.8, FDA đã phê duyệt đầy đủ cho vắc xin Pfizer – BioNTech. Qua đó, nó trở thành vắc xin COVID-19 đầu tiên được FDA chứng nhận khi các cơ quan y tế đấu tranh để chiến thắng những người hoài nghi vắc xin.

Trước đây, vắc xin COVID-19 của Pfizer – BioNTech chỉ được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp giống Moderna và Johnson & Johnson.

Các quan chức y tế công cộng hy vọng điều này sẽ thuyết phục được nhiều người Mỹ chưa chích ngừa COVID-19 rằng mũi tiêm của Pfizer là an toàn và hiệu quả. Sự lưỡng lự tiêm vắc xin của nhiều người đã cản trở Mỹ phản ứng với đại dịch COVID-19.

"Mặc dù hàng triệu người đã được tiêm vắc xin COVID-19 một cách an toàn, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng với một số người, việc FDA chấp thuận vắc xin hiện có thể tạo thêm niềm tin để tiêm chủng", Janet Woodcock, quyền Ủy viên FDA, cho biết.

Sự chấp thuận của FDA dựa trên dữ liệu cập nhật từ thử nghiệm lâm sàng của công ty Pfizer.

Vắc xin COVID-19 ở Mỹ ban đầu được triển khai theo giấy phép sử dụng khẩn cấp của FDA, cho phép cơ quan này tăng tốc độ sẵn có của các sản phẩm y tế trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Theo quy trình này, FDA đã từ bỏ một số yêu cầu và quy trình dữ liệu thông thường để làm cho vắc xin COVID-19 có sẵn sớm hơn nhiều tháng so với khả năng có thể trong các trường hợp bình thường.

Vắc xin của Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson vẫn đang được thử nghiệm trên hàng chục ngàn người để xác định tính an toàn và hiệu quả chống lại COVID-19. Song ban đầu FDA yêu cầu các công ty chỉ gửi dữ liệu theo dõi an toàn khoảng 2 tháng với những người tham gia nghiên cứu, khoảng thời gian mà các tác dụng phụ dễ xảy ra nhất.

Để được phê duyệt đầy đủ, FDA yêu cầu 6 tháng theo dõi dữ liệu. Các thanh tra của FDA cũng đã đến thăm các nhà máy sản xuất vắc xin và xem xét từng bước của quy trình sản xuất để đảm bảo thêm rằng các mũi tiêm được thực hiện trong điều kiện an toàn, vô trùng.

Vì thường được tiêm cho những người khỏe mạnh, vắc xin phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các sản phẩm y tế khác, bao gồm cả thuốc theo toa. Được phê duyệt đầy đủ có nghĩa là vắc xin Pfizer hiện được FDA chứng nhận mạnh mẽ nhất về tính an toàn và hiệu quả.

Johnson & Johnson hy vọng sẽ nộp đơn xin phê duyệt đầy đủ vắc xin vào cuối năm nay.

Thụy Sĩ đồng ý thỏa thuận với Pfizer mua thêm 14 triệu liều vắc xin COVID-19

Bộ trưởng Y tế Thụy Sĩ - Alain Berset cho biết nước này đã ký một thỏa thuận với Pfizer để mua thêm 14 triệu liều vắc xin COVID-19 cho năm 2022 và 2023.

"Chính phủ Thụy Sĩ đã hoàn thành một hợp đồng tiếp theo với Pfizer, sẽ mua 7 triệu liều vắc xin trong cả hai năm 2022 và 2023", ông Alain Berset nói trong một cuộc họp báo tại Bern.

Alain Berset cho biết hợp đồng bao gồm một lựa chọn cung cấp thêm 7 triệu liều cho Thụy Sĩ mỗi năm. Ông nói: “Với điều này, người dân Thụy Sĩ sẽ được tiếp cận với đủ vắc xin trong hai năm tới”.

New Zealand đẩy mạnh tiêm vắc xin khi dịch bệnh Delta ngày càng lan rộng

New Zealand đã ghi nhận 62 ca mắc COVID-19 mới vào ngày 25.8, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh trong đợt bùng phát mới nhất lên 210 khi chính phủ nỗ lực mở rộng quy mô tiêm vắc xin trong bối cảnh bị chỉ trích ngày càng nhiều.

Hầu hết các ca mắc COVID-19 mới là ở Auckland (thành phố lớn nhất New Zealand), trong khi 12 ca ở thủ đô Wellington, Tổng Giám đốc Bộ Y tế New Zealand - Ashley Bloomfield nói tại cuộc họp báo.

Ông Ashley Bloomfield cho biết 20.383 địa chỉ liên lạc cá nhân đã được xác định trong đợt bùng phát và hiện có hơn 480 điểm được quan tâm.

60-dan-duoc-tiem-2-lieu-cuoi-thang-9-nhat-ban-cho-du-vac-xin-cho-mui-thu-31.jpg
Thủ đô Wellington vắng bóng người vào ngày đầu tiên của đợt phong tỏa để hạn chế sự lây lan COVID-19 ở New Zealand ngày 18.8

Cuộc sống không vi rút của New Zealand kể từ tháng 2 đã kết thúc vào tuần trước sau khi đợt bùng phát biến thể Delta ở Auckland và nhanh chóng lây lan sang Wellington, khiến Thủ tướng Jacinda Ardern ra lệnh phong tỏa toàn quốc nghiêm ngặt cấp độ 4.

Việc bà Jacinda Ardern phụ thuộc vào các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt và phong tỏa nhanh chóng để loại bỏ vi rút đã đặt ra nghi vấn trong bối cảnh đợt bùng phát dịch mới nhất xảy ra khi rất ít người được tiêm vắc xin.

Khoảng 80% dân số New Zealand vẫn chưa được tiêm vắc xin đầy đủ. Chính phủ báo cáo kỷ lục 80.000 người đã được tiêm vắc xin vào 25.8 và 50.000 người khác đã xét nghiệm.

Chính phủ bảo vệ chiến lược loại bỏ bỏ vi rút của mình, nói rằng đây vẫn là lựa chọn tốt nhất cho New Zealand.

"Chúng ta đã tiến xa đến mức này - sẽ là một sự lãng phí tuyệt đối nếu chúng ta từ bỏ việc này ngay bây giờ. Bạn sẽ thấy những thay đổi trong trung hạn và trong cách chúng tôi kiểm soát biên giới. Chúng tôi muốn đi đến điểm mà việc phong tỏa không phải là câu trả lời cho những đợt bùng phát tiềm ẩn trong cộng đồng, nhưng chúng tôi vẫn chưa đến đó", Bộ trưởng Bộ Ứng phó COVID-19, Chris Hipkins, nói tại cuộc họp báo.

Đến nay, New Zealand có tổng cộng hơn 2.800 ca mắc COVID-19 và 26 trường hợp tử vong.

Bài liên quan
Nên tiêm liều vắc xin Pfizer, Moderna thứ 3 sau mũi 2 bao lâu để tăng kháng thể chống Delta?
Cư dân viện dưỡng lão và nhân viên chăm sóc sức khỏe rất có thể sẽ là những người đầu tiên được tiêm vắc xin nhắc lại, sớm nhất là vào tháng 9.2021, tiếp theo là những người lớn tuổi khác đã tiêm phòng vào mùa đông năm ngoái.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
29 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khoảng 60% dân được tiêm 2 liều cuối tháng 9, Nhật Bản có đủ vắc xin cho mũi thứ 3