Các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bầu lại ông Tedros Adhanom Ghebreyesus làm Tổng giám đốc cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc trong 5 năm nữa.

Một mình tranh cử, ông Tedros được bầu lại làm Tổng giám đốc WHO thêm 5 năm

Sơn Vân | 24/05/2022, 22:30

Các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bầu lại ông Tedros Adhanom Ghebreyesus làm Tổng giám đốc cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc trong 5 năm nữa.

Cuộc biểu quyết bằng cách bỏ phiếu kín, do ông Ahmed Robleh Abdilleh công bố tại một cuộc họp lớn hàng năm, được coi chỉ là hình thức vì ông Tedros Adhanom Ghebreyesus là ứng cử viên duy nhất tranh cử.

Ông Ahmed Robleh Abdille là Chủ tịch của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 75 và cũng là Bộ trưởng Y tế của Djibouti (quốc gia ở Đông Phi).

Các bộ trưởng và đại biểu đã lần lượt bắt tay và ôm Tedros Adhanom Ghebreyesus, cựu Bộ trưởng Y tế Ethiopia, người đã chèo lái WHO vượt qua giai đoạn hỗn loạn do đại dịch COVID-19 chi phối. Ông Ahmed Robleh Abdille đã nhiều lần phải gõ búa để làm gián đoạn những tràng pháo tay.

ong-tedros-duoc-bau-lai-lam-tong-giam-doc-who-them-5-nam.jpg
Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trước WHA lần thứ 75 tại Liên Hợp Quốc ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Y tế Đức - Karl Lauterbach đã tweet vào thứ Ba: "Được bầu lại làm Tổng giám đốc của WHO: @DrTedros. 155/160 phiếu bầu, kết quả ngoạn mục. Xin chúc mừng, hoàn toàn xứng đáng”. Đức gần đây đã vượt qua Mỹ với tư cách là nhà tài trợ hàng đầu cho WHO.

Trong một sách trắng gần đây đưa ra các kế hoạch của mình cho tương lai an ninh y tế toàn cầu, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus bắt đầu bằng cách trích dẫn lời nhà sử học Hy Lạp cổ đại Thucydides, người muốn thế giới học hỏi từ những sai lầm của trận dịch hạch tàn khốc ở Athens năm 430 trước Công nguyên.

Gần hai thiên niên kỷ rưỡi sau và khi COVID-19 đã cướp đi sinh mạng ít nhất 15 triệu người trên toàn cầu, tránh lặp lại những sai lầm chết người trong đại dịch tương lai là chủ đề bất thành văn của WHA.

Khi các đại biểu gặp nhau, COVID-19 vẫn hoành hành. Các quốc gia đang phân cực hơn bao giờ hết về cách tốt nhất để chống lại cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn nhất thế giới trong một thế kỷ qua. Các nỗ lực tiêm vắc xin COVID-19 trên thế giới vẫn chưa hoàn thành.

Vai trò của WHO trong việc giúp thế giới ngăn chặn đại dịch chết người này và hướng dẫn vượt qua đợt bùng phát dịch tiếp theo vẫn chưa rõ ràng.

Sách trắng của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, sẽ được thảo luận tại hội nghị, hình dung tương lai với một WHO được củng cố  như trung tâm sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp về y tế.

Các phần trong kế hoạch của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã được những người theo dõi WHO coi là cuộc tranh giành quyền lực, bao gồm cả đề xuất thành lập một hội đồng cấp cứu y tế toàn cầu "có liên hệ và liên kết với" WHO. Thay vì vậy, các chuyên gia bên ngoài đã đề xuất rằng bất kỳ cơ quan nào thuộc loại này nên độc lập và ở cấp độ hàng đầu thế giới.

Một đề xuất thay thế của G20 (nhóm 20 nền kinh tế lớn) cho quỹ đại dịch lên tới 50 tỉ USD ban đầu được coi là đối thủ tiềm tàng của WHO, tổ chức có quyền giải ngân tiền thông qua cơ chế khẩn cấp để đối phó với dịch bệnh bùng phát.

WHO đang tìm cách đóng vai trò nào đó trong quỹ được G20 đề xuất, có thể thông qua một ghế trong hội đồng quản trị, nghĩa là về mặt lý thuyết, họ có thể cùng tồn tại.

Kết quả lớn nhất từ ​​ phiên họp WHA được kỳ vọng là thỏa thuận tài trợ được coi là cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của WHO, với một thỏa thuận được thiết lập để các thành viên thông qua sẽ giúp cắt giảm sự phụ thuộc vào các khoản đóng góp có điều kiện ràng buộc.

WHO hiện được tài trợ chủ yếu bởi các khoản đóng góp tự nguyện từ các chính phủ và các nhà tài trợ tư nhân. Đây là điều mà WHO và các hội đồng chuyên gia độc lập cho là không bền vững do cơ quan Liên Hiệp Quốc phải đối mặt với những thách thức mới, bao gồm nguy cơ cao hơn về đại dịch cũng như các vấn đề sức khỏe khác từ việc cho trẻ nhỏ bú sữa mẹ đến bệnh Ebola.

Một thỏa thuận sẽ tăng các khoản phí bắt buộc với các quốc gia thành viên và giảm sự phụ thuộc vào các khoản đóng góp - miễn là WHO thực hiện những thay đổi cần thiết để nâng cao hiệu quả và tính minh bạch - có thể sẽ được thông qua.

Theo các nhà quan sát, đây là một bước quan trọng đầu tiên trong việc đưa thế giới đến một nơi tốt đẹp hơn trước những mối đe dọa mới. Thế nhưng, nhiều việc cần phải làm.

Helen Clark, cựu Thủ tướng New Zealand, không chỉ muốn WHO mà cả thế giới rút ra bài học của mình nhanh chóng.

Những cảnh báo mà nhà sử học Hy Lạp cổ đại Thucydides nhìn thấy ở Athens vẫn còn vang vọng đến ngày nay, với COVID-19 tác động đến nền kinh tế toàn cầu và đặt ra những điểm yếu trong hệ thống chính trị.

Bài liên quan
WHO: Đậu mùa khỉ đang lan truyền như các bệnh lây qua đường tình dục, số ca sẽ tăng cao
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng sẽ xác định được nhiều người mắc bệnh đậu mùa khỉ hơn khi mở rộng giám sát ở các quốc gia mà bệnh này thường không được phát hiện.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một mình tranh cử, ông Tedros được bầu lại làm Tổng giám đốc WHO thêm 5 năm