Theo CNN, Tổng thư ký NATO Stoltenberg hôm 1.12 nhận định vẫn còn quá sớm để ra quyết định có triển khai tên lửa Patriot tới Ukraine hay không.

NATO lo ngại việc gửi tên lửa Patriot tới Ukraine sẽ thổi bùng thêm căng thẳng với Nga?

Hoàng Vũ | 02/12/2022, 14:05

Theo CNN, Tổng thư ký NATO Stoltenberg hôm 1.12 nhận định vẫn còn quá sớm để ra quyết định có triển khai tên lửa Patriot tới Ukraine hay không.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Berlin, ông Stoltenberg cho biết: “Điều quan trọng là phải tách cuộc thảo luận về hệ thống phòng không Patriot mà Đức đã đề nghị giúp bảo vệ không phận Ba Lan khỏi vấn đề tăng cường phòng không cho Ukraine”.

“Tất cả chúng ta đều đồng ý về nhu cầu cấp thiết phải giúp đỡ Ukraine, bao gồm cả các hệ thống phòng không”, ông Stoltenberg nói, đồng thời cho biết thêm rằng việc đảm bảo hoạt động tốt của các hệ thống đã được chuyển giao cũng quan trọng không kém việc cung cấp các hệ thống mới. Theo lãnh đạo NATO, cần cung cấp đạn dược cho các hệ thống hiện có, phụ tùng thay thế và bảo trì.

Trong khi Ukraine đã yêu cầu hệ thống tên lửa phòng không chủ lực Patriot trong nhiều tháng, Mỹ và các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã do dự cung cấp hệ thống này để tránh khiêu khích thêm Nga.

Được biết Đức tháng trước đã đề xuất triển khai các tổ hợp Patriot tại Ba Lan sau khi một tên lửa được cho là của lực lượng phòng không Ukraine triển khai để đánh chặn tên lửa Nga rơi xuống ngôi làng gần biên giới với Ukraine, khiến 2 người thiệt mạng. Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 29.11 cho biết Berlin vẫn muốn gửi các hệ thống Patriot tới Ba Lan dù Warsaw cho rằng Đức nên gửi đến biên giới Ukraine.

Trong khi đó, Dmitry Medvedev - Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, tuần trước cho biết trên kênh Telegram: “Nếu NATO cung cấp cho Kyiv các tổ hợp Patriot cùng với nhân viên NATO, thì họ sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu hợp pháp của các lực lượng vũ trang của chúng tôi. Tôi hy vọng họ hiểu điều này”.

Mỹ thông qua thương vụ bán tên lửa mới trị giá 380 triệu USD cho Phần Lan

CNN dẫn một thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính phủ nước này ngày 1.12 đã thông báo về việc phê chuẩn gói bán tên lửa phòng không vác vai Stinger và các thiết bị khác cho Phần Lan, với tổng trị giá 380 triệu USD.

“Điều quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Mỹ là hỗ trợ Phần Lan phát triển và duy trì khả năng tự vệ mạnh mẽ và sẵn sàng. Thương vụ được đề xuất sẽ cải thiện khả năng phòng thủ và răn đe của Phần Lan. Phần Lan dự định sử dụng các trang bị và dịch vụ quốc phòng này để tăng nguồn dự trữ quốc gia của mình. Nền tảng quan trọng này sẽ tăng cường khả năng phòng thủ trên bộ và trên không ở sườn phía bắc của châu Âu, hỗ trợ các ưu tiên hàng đầu của Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ”, thông cáo cho biết.

Thương vụ vũ khí này diễn ra khi Phần Lan, nước có chung đường biên giới với Nga, đang tìm cách gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cả Phần Lan và Thụy Điển đều tuyên bố ý định gia nhập NATO vào tháng 5, sau khi Nga đưa quân vào Ukraine.

Lý do hầu hết các quốc gia tham gia NATO là do điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương quy định rằng tất cả các bên ký kết coi một cuộc tấn công vào một thành viên là một cuộc tấn công chống lại tất cả. Điều 5 đã là nền tảng của liên minh kể từ khi nó được thành lập vào năm 1949 như một đối trọng với Liên Xô (trước đây).

Bài liên quan
Nga chỉ trích các quốc gia NATO vùng Baltic
Hãng RIA dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga ngày 5.5 chỉ trích đường lối thù địch của các quốc gia Baltic khiến hầu hết mối quan hệ giữa họ với Nga bị cắt đứt, đồng thời cảnh báo sẽ đáp trả.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dự báo sự phát triển phương tiện bay, sử dụng trí tuệ nhân tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tham khảo kinh nghiệm quốc tế, dự báo sự phát triển của các phương tiện giao thông trong tương lai như phương tiện bay, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các loại nhiên liệu mới…
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NATO lo ngại việc gửi tên lửa Patriot tới Ukraine sẽ thổi bùng thêm căng thẳng với Nga?