Không ít chuyên gia nghi ngờ tham vọng phát triển ngành công nghiệp sản xuất máy bay nội địa của Trung Quốc để cạnh tranh với những đối thủ hàng đầu như Boeing hay Airbus.

Ngành sản xuất máy bay Trung Quốc chưa thể ‘cất cánh’

Cẩm Bình | 13/10/2018, 15:39

Không ít chuyên gia nghi ngờ tham vọng phát triển ngành công nghiệp sản xuất máy bay nội địa của Trung Quốc để cạnh tranh với những đối thủ hàng đầu như Boeing hay Airbus.

Công ty nước ngoài cung cấp hệ thống điện tử và động cơ cho C919, sản phẩm của Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC). Để khắc phục tình trạng phụ thuộc này, COMAC đang tự phát triển động cơ cánh quạt.

Nhưng chuyên gia hàng không Douglas Harned của công ty nghiên cứu đầu tư Bernstein đánh giá đẩy nhanh phát triển động cơ “made in China” là một triển vọng phi thực tế, vì hệ thống điện tử cùng động cơ là bộ phận máy bay khó chế tạo nhất.

Phát biểu bên lề một cuộc thảo luận tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), ông Harned cho biết phải “may mắn lắm” thì COMAC mới cung cấp được 25 máy bay vào năm 2025, chẳng là gì so với con số hơn 150 máy bay mà Boeing và Airbus cung cấp cho thị trường Trung Quốc mỗi năm.

Không thể phủ nhận ngành công nghiệp sản xuất máy bay nội địa của cường quốc châu Á đạt được nhiều đột phá trong những năm gần đây. Năm 2016, máy bay cỡ nhỏ 90 chỗ ngồi ARJ21 được đưa vào sử dụng. Phiên bản C919 lớn hơn vừa hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào năm 2017.

Nhưng bất chấp những cột mốc trên, kì vọng cạnh tranh được trên tầm quốc tế phần nào bị sụt giảm khi hãng hàng không Thành Đô (Chengdu Airlines) rất ít dùng đến ARJ21 còn tiến trình thử nghiệm C919 bị chậm trễ. Hai máy bay cho đến nay chưa hề được Cục Hàng không Liên bang Mỹ cấp chứng nhận, điều kiện tiên quyết để thâm nhập thị trường phương Tây này.

Máy bay cỡ nhỏ 90 chỗ ngồi ARJ21 - Ảnh: Business Insider

Theo Susan Ying, cựu nhân viên cấp cao của COMAC, khả năng đổi mới của công ty bị không đủ một phần vì dùng nhiều lao động trẻ.

“Đầu tiên là thiếu kinh nghiệm. Họ không sử dụng toàn bộ chuyên gia nước ngoài cùng với người có kinh nghiệm. Điều này phải thay đổi”, bà Ying nhấn mạnh.

Bà còn cho biết COMAC thực sự muốn cải tổ hoạt động kinh doanh nhưng giống những nhiều công ty lớn khác, thay đổi là khó khăn và diễn ra chậm chạp.

Dự kiến phải đến năm 2021 thì C919 mới đi vào hoạt động. Chuyên gia Harned cảnh báo tụt lại phía sau là một “thảm họa” trong phát triển máy bay. Theo ông: “Họ đã tụt lại với dự án C919. Nếu bạn chậm, Boeing cùng Airbus không đứng yên chờ đợi mà họ tiếp tục tiến bộ”.

Mức độ sẵn sàng cạnh tranh ở tầm quốc tế của công nghiệp máy bay Trung Quốc càng bị nghi vấn khi ông Hứa Diên Quân, một quan chức thuộc Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc bị Mỹ bắt giữ và truy tố vì âm mưu đánh cắp bí mật thương mại của một số công ty hàng không trong đó có GE Aviation.

Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ John Demers cho biết vụ việc này là minh chứng cho chiến lược “làm lợi cho mình, gây hại cho Mỹ” của chính quyền Bắc Kinh. Trong một báo cáo tháng 3, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) lợi dụng hình thức liên doanh để lấy được công nghệ cần thiết cho việc phát triển chuỗi cung cứng phục vụ sản xuất máy bay nội địa.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Lớp phủ không tưởng giúp máy bay tàng hình Trung Quốc vô hình trước radar chống tàng hình
Các nhà khoa học quân sự Trung Quốc đã đạt được điều không tưởng với một vật liệu tàng hình mới có thể đánh bại radar chống tàng hình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành sản xuất máy bay Trung Quốc chưa thể ‘cất cánh’