Trong cuộc khảo sát của Yahoo News / YouGov, gần 3/4 số người Mỹ đã được tiêm vắc xin nói rằng sẽ chích liều tăng cường nếu nó có sẵn cho họ.

Người Mỹ muốn tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ 3 hay nhường người nước khác chích mũi đầu tiên?

Sơn Vân | 19/09/2021, 20:50

Trong cuộc khảo sát của Yahoo News / YouGov, gần 3/4 số người Mỹ đã được tiêm vắc xin nói rằng sẽ chích liều tăng cường nếu nó có sẵn cho họ.

Hôm 17.9, ủy ban cố vấn cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã khuyến nghị tiêm liều thứ ba vắc xin Pfizer -BioNTech chỉ dành cho những người từ 65 tuổi trở lên hoặc đối mặt với nguy cơ cao mắc COVID-19 nghiêm trọng. Họ từ chối đề xuất tiêm tăng cường cho những người khác từ 16 tuổi trở lên, dù cả hãng Pfizer và Tổng thống Biden thúc giục FDA làm.

Tuy nhiên, gần 3/4 số người Mỹ đã được tiêm vắc xin nói rằng sẽ tiêm liều tăng cường nếu nó có sẵn cho họ, theo một cuộc thăm dò mới của Yahoo News / YouGov - con số phù hợp với hầu hết nhóm tuổi chứ không chỉ ở những người Mỹ lớn tuổi hơn, dễ bị tổn thương hơn.

Vẫn còn phải xem phần lớn những người Mỹ đã tiêm vắc xin sẵn sàng sử dụng liều tăng cường phản ứng như thế nào với cuộc bỏ phiếu hôm thứ Sáu và đang chờ quyết định của FDA về việc cấp phép. Cơ quan này không có nghĩa vụ phải tuân theo các khuyến nghị của ban hội thẩm, nhưng thường làm vậy.

Tháng trước, Tổng thống Biden đã công bố kế hoạch tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ ba cho hầu hết người lớn Mỹ bắt đầu từ ngày 20.9 nhưng gần như chắc chắn sẽ bỏ lỡ thời hạn đó.

Cuộc khảo sát của Yahoo News / YouGov với 1.610 người trưởng thành ở Mỹ (được thực hiện từ ngày 14 đến 16.9, ngay trước cuộc bỏ phiếu tư vấn của FDA) cũng cho thấy người Mỹ mâu thuẫn sâu sắc về khả năng tiêm mũi thứ ba trước khi nhiều người trên thế giới có lần đầu tiêm đầu tiên, điều này có thể làm dịu đi sự thất vọng về bất đình đẳng vắc xin.

Khi được hỏi liệu tiêm liều vắc xin thứ ba trong nước hay mũi tiêm đầu tiên cho các quốc gia đang phát triển là quan trọng hơn, chưa đến 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ (32%) nói rằng “cung cấp các mũi tiêm tăng cường cho càng nhiều người Mỹ càng tốt”.

Một con số lớn hơn (38%) nói “hãy tiêm những mũi vắc xin đầu tiên cho càng nhiều người chưa được chủng ngừa ở các quốc gia khác càng tốt”. 30% nói rằng họ không chắc chắn thiên về bên nào.

Trong số những người Mỹ đã được tiêm 2 liều vắc xin, tỷ lệ người muốn được ưu tiên chích liều tăng cường tăng lên một chút (lên 39%). Song, tỷ lệ nghĩ rằng những người ở nước ngoài nên tiêm phòng trước đã lên đến 45%.

Sự căng thẳng giữa khía cạnh sức khỏe cá nhân và cộng đồng khi bàn về liều vắc xin tăng cường đã hiển thị sống động tại cuộc họp hôm 17.9.

Trích dẫn dữ liệu từ Israel và các nơi khác về hiệu quả của vắc xin chống lại nhiễm trùng đang suy giảm, đặc biệt là từ biến thể Delta dễ lây lan, chính quyền Biden đã lập luận rằng không muốn đợi số người được chủng ngừa COVID-19 tăng lên ở Mỹ trước khi chuyển sang tăng cường khả năng miễn dịch.

Các quan chức Biden cũng viện dẫn quyết định gần đây của Israel cung cấp liều vắc xin Pfizer thứ ba cho tất cả người dân trên 12 tuổi cũng như chính sách mới của Anh về cung cấp mũi tăng cường cho mọi người từ 50 tuổi trở lên, những người và nhân viên chăm sóc sức khỏe dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng, như dấu hiệu cho thấy Mỹ nên làm theo.

Trong đơn đăng ký của mình, Pfizer đã đề nghị FDA cấp phép cho tất cả những người nhận thêm liều vắc xin thứ ba 6 tháng sau liều thứ hai của họ.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã chùn bước. Hai chuyên gia vắc xin của FDA đã thông báo kế hoạch từ chức vì những gì họ cảm thấy là áp lực quá mức từ Nhà Trắng về việc bật đèn xanh cho mũi tiêm tăng cường. Sau đó, đồng tác giả một bài báo trên tạp chí y khoa Lancet trong tuần này lập luận rằng bằng chứng ban đầu về khả năng miễn dịch suy yếu chống lại nhiễm vi rút SARS-CoV-2 không biện minh cho việc tiêm tăng cường cho tất cả người Mỹ vì vắc xin vẫn bảo vệ mạnh mẽ khỏi bệnh nặng, nhập viện, tử vong và vì đến nay chưa đến 2% cư dân của các nước đang phát triển được tiêm ít nhất một liều.

nguoi-my-muon-tiem-lieu-vac-xin-covid-19-tang-cuong-hay-nhuong-nuoc-khac-chich-lieu-dau-tien.jpg
Y tá Joy Platchek chuẩn bị tiêm một liều vắc xin COVID-19 tại Trung tâm Y tế Cộng đồng Berks, thành phố Reading, bang Pennsylvania

Tiến sĩ Michael Kurilla, thành viên ủy ban cố vấn cho FDA và là quan chức tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ, cho biết: “Không rõ ràng rằng mọi người đều cần được tiêm liều vắc xin tăng cường, ngoại trừ một nhóm nhỏ dân số rõ ràng sẽ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao.

Khi biến thể Delta có thể gây nhiễm và lây lan giữa những người được tiêm chủng đã thúc đẩy sự gia tăng ca mắc COVID-19 vài tháng gần đây, nhiều người Mỹ được tiêm vắc xin đã bày tỏ sự quan tâm đến việc bảo vệ bản thân bằng liều tăng cường.

Vào giữa tháng 7, khoảng 6/10 (62%) nói với Yahoo News và YouGov rằng sẽ tiêm liều tăng cường nếu nó có sẵn cho họ; bây giờ 73% nói rằng họ sẽ làm vậy.

Những người cao tuổi đã được tiêm chủng đều là những người dễ bị tổn thương nhất và quan tâm nhiều nhất, với 79% nói rằng sẽ tiêm mũi thứ ba, nhưng con số đó vẫn cao ở những người Mỹ được tiêm chủng ở độ tuổi 45-64 (74%) và 30-44 (72%). Nó giảm xuống 63% ở những người trưởng thành đã được tiêm vắc xin dưới 30 tuổi, có khả năng phản ánh nguy cơ thấp hơn mà COVID-19 gây ra cho sức khỏe của họ.

Song ngay cả vậy, chỉ 12% những người Mỹ trẻ tuổi này nói rằng sẽ không tiêm mũi tăng cường, phù hợp với 10% những người từ 30 - 64 tuổi đã được chủng ngừa COVID-19 và 8% những người cao niên cũng nói như vậy.

Tuy nhiên, khi sự cởi mở cá nhân của người Mỹ đã được tiêm chủng với liều vắc xin thứ ba đã tăng lên, cũng có những lo ngại về công bằng toàn cầu.

Hai tuần qua, số người Mỹ nói rằng việc tiêm mũi vắc xin đầu tiên quan trọng hơn cho càng nhiều người chưa được chủng ngừa ở các quốc gia khác càng tốt đã tăng 4 điểm %. Trong khi số người nói việc tiêm bổ sung cho càng nhiều người Mỹ càng tốt đã giảm tương tự.

Sự thay đổi đó thậm chí còn rõ rệt hơn ở những người Mỹ đã được tiêm vắc xin đầy đủ, chuyển từ việc thích chích liều tăng cường cho người Mỹ (45% còn 38%) sang thích tiêm mũi đầu tiên cho các quốc gia khác gần bằng nhau (44% còn 39 %).

nguoi-my-muon-tiem-lieu-vac-xin-covid-19-tang-cuong-hay-nhuong-nuoc-khac-chich-lieu-dau-tien1.jpg
Nhân viên chăm sóc sức khỏe tiêm liều thứ ba của vắc xin Pfizer cho người lớn tuổi ở thị trấn Worcester, hạt Montgomery, bang Pennsylvania

Những xu hướng này có thể phản ánh hai thực tế nhưng không hoàn toàn trái ngược nhau, rằng liều tiêm vắc xin tăng cường có thể làm tốt một số điều ở Mỹ nhưng việc tiêm chủng cho cả thế giới cũng có lợi với người nước này. Mặt khác, liều vắc xin thứ ba sẽ tăng cường bảo vệ cho từng người Mỹ và kết quả là thậm chí có thể giúp làm chậm sự lây lan của vi rút.

Một quan chức y tế công cộng người Israel cảnh báo rằng 60% người bị bệnh nặng hoặc nguy kịch và 45% những người chết trong đợt dịch thứ 4 của đất nước mùa hè này đã được tiêm vắc xin đầy đủ.

Bà nói thêm rằng sau khi cung cấp mũi tiêm tăng cường cho tất cả người nhận vắc xin, Israel giảm được một nửa số bệnh nhân bị nặng hoặc nghiêm trọng.

Mặt khác, sự bùng phát dịch COVID-19 ở các quốc gia đang phát triển - giống như đợt dịch gần đây tàn phá Ấn Độ - vẫn có thể giết chết nhiều người hơn.

Cuối cùng, việc gia tăng sự lây truyền vi rút có thể cho phép các biến thể nguy hiểm hơn, thậm chí kháng vắc xin, xuất hiện.

Về phần mình, chính quyền Biden đã kiên quyết rằng Mỹ có đủ nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 cho cả tiêm tăng cường và tài trợ toàn cầu.

Hôm 17.9, tờ Washington Post đưa tin rằng Nhà Trắng đã đạt được thỏa thuận mua hàng trăm triệu liều vắc xin Pfizer bổ sung để tặng cho thế giới. Chính quyền Biden cũng có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo thế giới vào 22.9, trong đó họ sẽ đặt mục tiêu tiêm vắc xin cho 70% dân số thế giới vào năm 2022. Xem chi tiết tại đây.

Bài liên quan
Singapore, Nhật và Hàn Quốc vượt Mỹ về tỷ lệ tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19, Trung Quốc gặp trở ngại
Một số quốc gia châu Á đang nhanh chóng tăng cường các chiến dịch tiêm vắc xin để chống lại ca mắc COVID-19 đang gia tăng, khi các nguồn cấp đến và nhiều người vượt qua sự chần chừ với hy vọng giảm bớt hạn chế, tự do đi lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Mỹ muốn tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ 3 hay nhường người nước khác chích mũi đầu tiên?