Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ hình thành cục máu đông nguy hiểm không chỉ có ở những người mắc COVID-19 nặng mà cả ở bệnh nhân nhẹ đến trung bình.

Nguy cơ đông máu nguy hiểm ở bệnh nhân COVID-19 nhẹ đến trung bình

Đan Thuỳ | 12/10/2021, 09:02

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ hình thành cục máu đông nguy hiểm không chỉ có ở những người mắc COVID-19 nặng mà cả ở bệnh nhân nhẹ đến trung bình.

Hình thành cục máu đông nguy hiểm ở những bệnh nhân COVID-19 nhẹ

Một nghiên cứu ở châu Âu đã phát hiện ra nguy cơ cao hình thành cục máu đông đe dọa tính mạng được gọi là huyết khối tĩnh mạch (VTE) ở những bệnh nhân COVID-19 nhẹ.

Nguy cơ đông máu trước đây có liên quan đến COVID-19 bệnh nặng. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 2.292 bệnh nhân đến phòng cấp cứu tại bệnh viện ở tình trạng mắc COVID-19 nhẹ đến trung bình nhưng không có VTE.

4 tuần sau, VTE đã phát triển ở khoảng 1 trong số 200 người bị COVID-19 nhẹ không nhập viện và gần 5 trong số 200 bệnh nhân bị COVID-19 trung bình, các nhà nghiên cứu báo cáo hôm 8.10 trên tạp chí Thrombosis Research.

antibodies-and-neutrophils-in-blood.jpeg
Sự  hình thành của các cục máu động có thể dẫn đến tử vong - Ảnh: Internet

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bác sĩ chăm sóc bệnh nhân COVID-19 ở mức độ nhẹ và trung bình cần phải nhận thức được những nguy cơ này, “đặc biệt là ở những người mắc COVID-19 ở mức độ trung bình cần phải nhập viện”.

Thuốc làm loãng máu liều cao ngăn ngừa đông máu ở bệnh nhân COVID-19 trung bình

Bệnh nhân COVID-19 trung bình phải nhập viện có nồng độ protein d-dimer cao trong máu, điều này cho thấy nguy cơ đông máu nguy hiểm cao hơn mức trung bình. Điều trị bằng liều cao heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) làm loãng máu, giảm đáng kể tỷ lệ hình thành cục máu đông dẫn đến tử vong, theo dữ liệu từ một thử nghiệm lâm sàng.

Tỷ lệ mắc VTE hoặc tử vong là 28,7% ở nhóm dùng liều cao LMWH, so với 41,9% ở bệnh nhân dùng liều tiêu chuẩn.

Sau khi tính đến các yếu tố nguy cơ khác nhau của bệnh nhân, đó là làm giảm 32% nguy cơ khi sử dụng liều cao LMWH, các nhà nghiên cứu thông báo hôm 11.10 trong một báo viết được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã khởi động thử nghiệm "vì thấy bệnh nhân bị đông máu và chết ngay trước mặt mình khi đang sử dụng liều LMWH tiêu chuẩn".

“Chúng tôi chứng minh rằng mức d-dimer cao hơn 4 lần mức trung bình có thể dự báo nhóm bệnh nhân COVID-19 nhập viện có nguy cơ rất cao và việc đưa ra liều điều trị LMWH ở những người này có tác dụng”, Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Alex Spyropoulos thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein ở New York (Mỹ), nói.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ đông máu nguy hiểm ở bệnh nhân COVID-19 nhẹ đến trung bình