Theo một nghiên cứu mới cho thấy xu hướng sức khỏe tại Trung Quốc ngày càng giống Mỹ và các quốc gia tiên tiến khác, các bệnh mãn tính như đột quỵ, bệnh tim và ung thư phổi đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm ở quốc gia này trong ba thập kỷ qua.

Sự giàu có của Trung Quốc thay đổi cấu trúc bệnh tật ở người dân

Hà Ngọc Bách | 25/06/2019, 21:13

Theo một nghiên cứu mới cho thấy xu hướng sức khỏe tại Trung Quốc ngày càng giống Mỹ và các quốc gia tiên tiến khác, các bệnh mãn tính như đột quỵ, bệnh tim và ung thư phổi đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm ở quốc gia này trong ba thập kỷ qua.

Nghiên cứu, được công bố trong tuần này trên tạp chí Lancetcho thấy một cái nhìn toàn cảnh về những áp lực mới đối mặt với nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Trước đây, nhiễm trùng phổi và rối loạn sơ sinh là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Trung Quốc. Nhưng sau nhiều năm phát triển kinh tế thì mức tử vong do đột quỵ,phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi, ung thư gan, đau cổ và ung thư dạ dày đang tăng cao hơn, thay thế hai nguyên nhân tử vong trên.

Khi Trung Quốc vật lộn với các bệnh phức tạp và lâu dài hơn rất tốn kém để điều trị, sự thay đổi ngày càng có khả năng làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe của nước này.

Khoảng 90% trong số 3,3 nghìn tỉ USD mà Mỹ chi cho chăm sóc sức khỏe hàng năm dành cho những người mắc bệnh mãn tính và sức khỏe tâm thần, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.

"Giống như nhiều quốc gia, Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm phát triển kinh tế trong ba thập kỷ qua", ông Maigeng Zhou, một quan chức tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, người giúp chỉ đạo nghiên cứu cho biết. "Trong tương lai, gánh nặng của các vấn đề sức khỏe mãn tính, đặc biệt là ở người cao tuổi, sẽ vượt xa các bệnh truyền nhiễm".

Chi tiêu y tế của Trung Quốc ở mức 5% tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2016, so với 17,1% ở Mỹ, 11,5% ở Pháp và 9,8% ở Anh, theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Huyết áp cao, hút thuốc, ăn nhiều muối và ô nhiễm không khí hiện là những yếu tố góp phần lớn gây tử vong ở Trung Quốc, theo nghiên cứu mới được công bố.

Nghiên cứu này cho thấy sự khác biệt đáng kể trong các vấn đề sức khỏe ở cấp tỉnh. Những người ở các tỉnh thành thị, ven biển và giàu có ở miền đông Trung Quốc khỏe mạnh hơn những người ở khu vực nông thôn và nghèo hơn ở phía tây. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh tiểu đường quốc gia đã tăng hơn 50% từ năm 2000 đến 2017 do thay đổi lối sống, bao gồm tăng tiêu thụ thịt đỏ và giảm mức độ hoạt động thể chất.

Trung Quốc đang đẩy mạnh giảm áp lực lên hệ thống y tế công cộng bằng cách cố gắng giảm giá thuốc và khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào bệnh viện.

Tỷ lệ tự tử ở phụ nữ ở Trung Quốc đã giảm mạnh từ 21,5 người chết trên100.000 người năm 1990 xuống còn 7,5 người trong năm 2017 trong bối cảnh cơ hội lớn hơn cho phụ nữ, phân tích mới cho thấy. Tỷ lệ tự tử ở nam giới cũng giảm nhưng không mạnh bằng.

Theo nghiên cứu, quốc gia này đã được hưởng lợi từ sự sụt giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em trong gần ba thập kỷ đi kèm với tăng trưởng kinh tế, cũng như nỗ lực thực hiện các chương trình quốc gia để giải quyết các bệnh truyền nhiễm. Một phần của dự án mang tên Gánh nặng bệnh tật toàn cầu do Viện đánh giá sức khỏe tại Đại học Washington thực hiện, đã nghiên cứu dữ liệu từ năm 1990 đến 2017.

Tại Mỹ, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong năm 2016, tiếp theo là ung thư, tai nạn, bệnh hô hấp dưới mãn tính và đột quỵ, theo CDC.

Hiện, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hay COPD và ung thư gan cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Trung Quốc.

So với các quốc gia có mức độ phát triển kinh tế tương tự như Nga, Trung Quốc có mức tử vong do đột quỵ , COPD, ung thư phổi, ung thư gan, đau cổ và ung thư dạ dày cao hơn, nghiên cứu mới về sức khỏe tại Trung Quốc cho biết.

Thiên Hà (theo Bloomberg)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự giàu có của Trung Quốc thay đổi cấu trúc bệnh tật ở người dân