Trong cuộc sống, có những giá trị được khẳng định “một lần và mãi mãi” hàm ý rằng khi ta được trải nghiệm 1 lần thì không bao giờ quên được. Giá trị này đúng với tiếng hát Thái Thanh.

Thái Thanh: Tiếng hát gây nghiện, tiếng hát đã lên trời

Anh Tú | 18/03/2020, 09:08

Trong cuộc sống, có những giá trị được khẳng định “một lần và mãi mãi” hàm ý rằng khi ta được trải nghiệm 1 lần thì không bao giờ quên được. Giá trị này đúng với tiếng hát Thái Thanh.

Giá trị Thái Thanh đã được khẳng định khi bà gần như là ca sĩ Việt Nam duy nhất được ghi tên vào một bài hát nổi tiếng với câu: “Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca Biệt ly” (trong bài Giọt buồn không tên). Câu hát này có ý nghĩa gì? Nó khẳng định là với những người nghe nhạc thì khi nghe Biệt ly (của Dzoãn Mẫn) thì phải tìm đến tiếng hát của Thái Thanh vì sau khi đã nghe Thái Thanh đặt dấu ấn vào tâm hồn người nghe với một bài hát thì sau đó, ta không muốn nghe người khác hát.

Nhưng cũng phải thừa nhận là giọng của Thái Thanh không phải là chất giọng “dễ dãi” với đôi tai thính giả. Nhiều người lần đầu nghe bà hát đã thấy “chối tai” và không muốn nghe tiếp và bị chê là giọng “chua” quá. Để rồi khi nghe tiếp lần 2, lần 3, khi tâm hồn bắt đầu hấp thụ chất Thái Thanh thì người ta không thể dứt ra nổi. Đó là khi chất “gây nghiện” của giọng hát Thái Thanh đã hiện hữu trong tâm hồn ta.

Không chỉ có Biệt ly mà tiếng hát vượt thời gian còn đặt dấu ấn trong vô vàn các tác phẩm khác. Giọng ca được hun đúc bởi âm hưởng của nghệ thuật xướng âm Việt Nam từ muôn đời (Chầu văn, quan họ, chèo là những bộ môn nghệ thuật được bà tự rèn luyện, học tập từ thuở nhỏ tại quê hương miền Bắc) nên Hồ Trường An gọi giọng ca Thái Thanh là Tiếng hát dâng hiến tâm tình còn Đỗ Việt Anh thì gọi đó là tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi. Quả thực khi nghe những bài ca ngợi quê hương mang âm hưởng dân ca của Thái Thanh như Tình ca, Về miền trung, Trường ca hội trùng dương... thì nhiều người đã coi đây là chuẩn mực và sau khi trải nghiệm các giọng ca khác thể hiện thì đều thấy “phiêu” như khi nghe Thái Thanh hát.

Giọng ca Thái Thanh còn mang cả chất opera vút cao dựng đứng đến mức Thụy Khuê gọi đó là tiếng hát lên trời. Với kỹ thuật thanh nhạc cao siêu đó, cho đến giờ, qua nhiều thế hệ ca sĩ vẫn không ai đủ sức vượt qua bà. Chẳng hạn như trongBuồn tàn thucủa Văn Cao, khi Thái Thanh mở đầu với “Ai lướt đi ngoài sương gió” thì riêng chữ Lướt mà diva này cất lên đã khiến mọi người sởn tóc gáy. Các ca sĩ sau dù có thể hiện nhưng đều không thể Lướt nổi một cách phiêu diêu như Thái Thanh.

Trước 1975, âm nhạc miền nam có nhiều giọng ca mang các sắc thái khác nhau nhưng Thái Thanh đa tài có thể thể hiện các ca khúc với nhiều lĩnh vực. Giao Linh được coi là nữ hoàng sầu muộn với những bài hát như thể ca sĩ đang muốn bật khóc còn Thái Thanh có thể khiến người nghe muốn khóc theo khi nghe những câu nức nở “Mai bước sang ngang, lòng thêm nát tan” trong “Sang ngang” của Đỗ Lễ hay “mẹ nhìn đầu con, tóc trắng phất phơ bay” trong “Bà mẹ Gio Linh” của Phạm Duy.

Thanh Thúy được mệnh danh là "Tiếng hát liêu trai"với những bài hát về chủ đề đêm rất thành công. Còn Thái Thanh có thể dùng tiếng hát tạo ra khung cảnh mộng mị, mờ ảo, đầy chất liêu trai khi hát Trương Chi của Văn Cao hayĐêm thu, Con thuyền không bếncủa Đặng Thế Phong. Thụy Khuê ca ngợi: Tiếng hát long lanh đáy nước trong thơ Nguyễn Du, lơ lửng trời xanh ngắt trong vòm thu Yên Ðổ, tiếng hát sâu chót vót dưới đáy Tràng Giang Huy Cận, hay đẫm sương trăng, ngừng lưng trời trong không gian Xuân Diệu, tiếng hát cao như thông vút, buồn như liễu đến từ cõi thiên thai nào đó trong mộng tưởng Thế Lữ.

Thanh Tuyền, Phương Dung, Hoàng Oanh...hát thành công nhiều bài mang âm hưởng nam bộ. Còn Thái Thanh với bài Hò lơ hay giọng ca khỏe khoắn khi hát về miền nam trong Trường ca hội trùng dương đã đủ chinh phục người dân vùng đất Chín rồng.

Các danh ca đương đại cũng đã coi bà như người chị cả trong tân nhạc. Khánh Ly so sánh: “Tôi luôn xem bà là ngọn hải đăng của mình” còn Lệ Thu đúc kết: “Chúng tôi không là những giọng hát vượt thời gian được, nếu nói vượt thời gian chỉ duy nhất dành cho danh ca Thái Thanh mà thôi”.

Nhạc sĩ đa tài với nhiều sáng tác theo các trường phái khác nhau nhận định: “Thái Thanh chỉ cần cất giọng là người ta đã mê bất kể bài nào”. Có lẽ Phạm Duy cần phải cảm ơn vì trên đời có Thái Thanh để các sáng tác của ông được truyền tải tới khán giả một cách thành công và ấn tượng nhất. Chỉ có điều, do Thái Thanh đặt dấu ấn nhiều trong nhạc Phạm Duy nên các nghệ sĩ sau này gặp khó trong việc tìm cách thể hiện để tạo ấn tượng. Cho đến nay, những bài đỉnh cao của bà như Dòng Danube xanh, Chiều về trên sông... cũng có mấy ca sĩ nào mạnh dạn thử sức đâu... Và Thái Thanh cũng không chỉ gắn liền với các ca khúc của Phạm Duy mà với bộ 3 sáng táccủa Đặng Thế Phonghay các ca khúc tiền chiến của Văn Cao thì bà cũng thể hiện giá trị bất tử.

Còn với người viết, khi chỉ xét góc độ âm nhạc thì Thái Thanh, giọng ca Thái Thanh là kết tinh của tâm hồn Việt Nam. Bà là giọng ca vĩ đại của dân tộc với những màn thể hiện bất hủ trong Con đường cái quan, Hòn vọng phu, Trường ca Hội trùng dương... Giọng ca Thái Thanh – một lần và mãi mãi.

TúAnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái Thanh: Tiếng hát gây nghiện, tiếng hát đã lên trời