Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí bệnh truyền nhiễm Lancet, tiêm vắc xin phòng COVID-19 làm giảm hơn một nửa số ca tử vong trên toàn cầu. Ước tính khoảng 19,8 triệu ca tử vong đã được ngăn chặn trong năm đầu tiên triển khai tiêm vắc xin.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 giúp giảm hơn nửa số ca tử vong toàn cầu

Đan Thuỳ | 24/06/2022, 10:22

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí bệnh truyền nhiễm Lancet, tiêm vắc xin phòng COVID-19 làm giảm hơn một nửa số ca tử vong trên toàn cầu. Ước tính khoảng 19,8 triệu ca tử vong đã được ngăn chặn trong năm đầu tiên triển khai tiêm vắc xin.

Các tác giả cho biết mức giảm này tập trung ở những nước có thu nhập cao dựa vào việc đẩy mạnh chương trình tiêm chủng để nới lỏng mọi biện pháp phòng dịch cũng như để chuyển sang trạng thái "bình thường mới".

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Imperial (Anh) ước tính rằng 31,4 triệu người sẽ chết nếu không được tiêm phòng trong năm đầu tiên có vắc xin phòng COVID-19, bắt đầu từ ngày 8.12.2020.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Oliver Watson nói "nhờ tiêm chủng, chúng tôi ước tính rằng 19,8 triệu người trong số ấy đã được cứu sống".

Sự ước tính dựa trên số ca tử vong vượt mức từ 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung Quốc không được đưa vào phân tích do dân số đông và các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, những điều này cũng làm sai lệch kết quả nghiên cứu.

anh-chup-man-hinh-2022-06-24-luc-09.49.32.png
Nhân viên y tế điều trị người nhiễm COVID-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt - Ảnh: Internet

Nhiều quốc gia có thu nhập trung bình thấp đã không thể đạt được mục tiêu bao phủ vắc xin trong năm đầu tiên sau khi vắc xin được triển khai, và hậu quả là hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng.

Nghiên cứu ước tính rằng gần 157.000 ca tử vong sẽ được ngăn chặn nếu mục tiêu tiêm chủng cho 20% dân số các nước ​​do cơ chế COVAX đặt ra đạt được trong khung thời gian đó và 599.300 ca tử vong sẽ được ngăn chặn nếu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số các nước.

Tiến sĩ Watson cho biết trong một thông cáo rằng: "Nếu các mục tiêu do WHO đặt ra đạt được, chúng tôi ước tính rằng khoảng 1/5 số người thiệt mạng do COVID-19 ở các nước thu nhập thấp có thể đã được ngăn chặn".

Hơn 3/4 trong số 19,8 triệu ca nguy cơ tử vong được ngăn chặn là do sự bảo vệ trực tiếp của vắc xin chống lại các triệu chứng nghiêm trọng.

4,3 triệu ca còn lại được ước tính đã được bảo vệ gián tiếp vì việc sử dụng vắc xin đã làm giảm sự lây truyền vi rút trong cộng đồng và giảm gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, do đó cải thiện khả năng tiếp cận chăm sóc y tế cho những người cần.

Tiến sĩ Watson cho biết biện pháp bảo vệ gián tiếp được mở rộng cho cả những người đã được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng. Thứ nhất, những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ có ít sự lây nhiễm hơn.

Thứ hai, những cá nhân đã được chủng ngừa nhưng vẫn bị nhiễm bệnh có khả năng ít lây nhiễm hơn so với khi họ chưa được chủng ngừa.

Nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên ước tính tác động của việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên quy mô toàn cầu và cũng là nghiên cứu đầu tiên đánh giá số ca tử vong được ngăn chặn cả trực tiếp và gián tiếp.

Giáo sư Teo Yik Ying, Trưởng khoa Y tế công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Những nghiên cứu như vậy là hoàn toàn cần thiết trong chính sách y tế để xác định mức độ bệnh tật và tử vong có thể phòng ngừa được".

Mặc dù những con số này chỉ là ước tính, nhưng chúng vẫn làm nổi bật những đóng góp quan trọng của vắc xin trong việc cứu sống con người.

Số người chết thực sự do đại dịch COVID-19 vẫn chưa được thống kê rõ ràng, nhưng số ca tử vong vượt mức cao hơn nhiều so với số ca tử vong được công bố chính thức. Ước tính của WHO vào tháng 5 cho thấy số ca tử vong vượt mức trong 2 năm đầu của đại dịch là gần 15 triệu người.

Các ca tử vong do COVID-19 sẽ tiếp tục tăng lên, vì sẽ có những người không chống chọi nổi những biến chứng phát sinh do nhiễm bệnh. Giáo sư Teo cho biết điều này không phụ thuộc vào việc mức độ miễn dịch có suy giảm hay không.

Trong một bình luận liên quan đến nghiên cứu, Giáo sư Alison Galvani từ Trường Y tế công cộng của Đại học Yale (Mỹ), người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: "Việc phân phối vắc xin không công bằng đã làm đại dịch kéo dài, tăng mức độ trầm trọng và cả sự xuất hiện của các biến thể đáng lo ngại. Ngoài ra, nhiều biến thể mới có khả năng né hệ miễn dịch, từ đó làm xói mòn hiệu quả của vắc xin cũng như tăng khả năng lây truyền. Việc chia sẻ vắc xin từ các nước thu nhập cao cho các nước có thu nhập thấp là việc cần phải làm".

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 giúp giảm hơn nửa số ca tử vong toàn cầu