Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mong muốn xây dựng mối quan hệ “hiệu quả, mang tính xây dựng” với Trung Quốc mặc dù chiến tranh thương mại song phương đang leo thang và Bắc Kinh ngày càng lo ngại về chiến lược Ấn Độ - Đại Tây Dương của Washington.

Tổng thống Trump muốn có quan hệ ‘hiệu quả’ với Trung Quốc

Cẩm Bình | 21/08/2018, 17:38

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mong muốn xây dựng mối quan hệ “hiệu quả, mang tính xây dựng” với Trung Quốc mặc dù chiến tranh thương mại song phương đang leo thang và Bắc Kinh ngày càng lo ngại về chiến lược Ấn Độ - Đại Tây Dương của Washington.

Phát biểu được Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Alice Wells đưa ra trong họp báo hôm 20.8, trước khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tái khởi động đàm phán thương mại.

Phái đoàn Trung Quốc do Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn dẫn đầu sẽ làm việc với đội ngũ đàm phán của Thứ trưởng Tài chính Mỹ David Malpass tại Washington, trong hai ngày 22- 23.8.

Nhưng Tổng thống Trump không đặt nhiều kỳ vọng vào lần thương lượng này và cũng chẳng có lịch trình chấm dứt cuộc chiến thương mại.

Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn sắp sang Mỹ đàm phán - Ảnh: SCMP

“Chúng tôi muốn có một quan hệ song phương hiệu quả và mang tính xây dựng với Trung Quốc. Rõ ràng (giữa hai nước) có nhiều lĩnh vực hợp tác lẫn lĩnh vực còn căng thẳng”, Phó trợ lý Wells nói trước báo giới.

Bà cũng nhấn mạnh Washington tìm kiếm “thương mại công bằng, có qua có lại” thông qua hệ thống tự do và cởi mở do nước này thiết lập từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhằm đem lại lợi ích cho mọi quốc gia trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh leo thang căng thẳng thương mại với Bắc Kinh, chính quyền Trump chuyển hướng sang thúc đẩy hợp tác với Ấn Độ- Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Mike Pompeo hai tuần trước cho biết Mỹ cam kết cung cấp 300 triệu USD cho hợp tác an ninh khu vực. Ông còn công bố kế hoạch “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương” (Indo-Pacific Economic Vision), trong đó đáng chú ý là sáng kiến đầu tư 113 triệu USD cho các mảng công nghệ mới, năng lượng và hạ tầng.

Dù Ngoại trưởng Vương Nghị hoan nghênh và tỏ ý sẵn sàng hợp tác, nhưng giới ngoại giao Trung Quốc đều đánh giá chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương chính là nỗ lực ngăn chặn nước này trở thành siêu cường toàn cầu.

Phó trợ lý Wells bác bỏ lo ngại cho rằng “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương” có mục đích đối trọng lại sáng kiến Vành đai và Con đường.

Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Alice Wells- Ảnh: AP

Theo bà: “Tôi không nghĩ kế hoạch có mục đích chồng chéo, và chắc chắc nó không cần phải như vậy với những những gì Trung Quốc đang làm. Chúng tôi ủng hộ những khoản đầu tư đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, bền vững, minh bạch, thỏa mãn nhu cầu của các quốc gia và không khiến họ dính vào dự án không bền vững”.

Tuy nhiên, Phó trợ lý Wells tiếp tục bày tỏ quan ngại về bành trướng kinh tế lẫn quân sự của cường quốc châu Á. Nữ quan chức đặc biệt cảnh báo về “bẫy nợ” mà Vành đai và Con đường mang lại, với ví dụ tiêu biểu là trường hợp Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota trong vòng 99 năm để trừ nợ.

Phó trợ lý Wells cũng trấn an Bắc Kinh về liên minh an ninh Mỹ- Nhật- Ấn- Úc. Bà khẳng định chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương dành cho mọi quốc gia.

Cẩm Bình (theo SCMP, Reuters)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Trump muốn có quan hệ ‘hiệu quả’ với Trung Quốc