Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) và Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) hôm 9.3 đã ký biên bản ghi nhớ xây Trạm Nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS).

Trung Quốc cùng Nga hợp tác xây dựng trạm nghiên cứu trên Mặt Trăng

Hoàng Vũ | 11/03/2021, 11:31

Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) và Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) hôm 9.3 đã ký biên bản ghi nhớ xây Trạm Nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS).

"Trạm ILRS là một cơ sở thí nghiệm khoa học toàn diện với khả năng vận hành tự động dài hạn, dự kiến được xây trên bề mặt Mặt Trăng và/hoặc quỹ đạo Mặt Trăng. ILRS sẽ thực hiện những hoạt động nghiên cứu khoa học đa mục tiêu trên nhiều lĩnh vực như khám phá và khai thác Mặt Trăng, quan sát môi trường, thí nghiệm khoa học cơ bản và kiểm nghiệm công nghệ", CNSA cho biết trong một thông báo hôm 9.3.

Theo thông báo, CNSA và Roscosmos cam kết sẽ tạo điều kiện cho việc hợp tác sâu rộng trong khuôn khổ dự án ILRS, mở cửa với mọi quốc gia quan tâm và đối tác quốc tế, tăng cường trao đổi nghiên cứu khoa học, thúc đẩy nhân loại khám phá và sử dụng không gian vũ trụ cho các mục đích hòa bình. Thông báo của CNSA và Roscosmos không cung cấp thời gian hoạt động dự kiến của trạm nghiên cứu Mặt Trăng.

water-moon-crater-nasa_wide-3343c41146d500f46e59a2c761befadd33da0e0e.jpg
Mặt Trăng hiện đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều nước trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Nga - Ảnh: NASA

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ cũng đang thực hiện tham vọng khám phá Mặt Trăng với chương trình Artemis của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, dự án Artemis sẽ gửi các phi hành gia lên Mặt Trăng giữa những năm 2020, thiết lập sự hiện diện ổn định và lâu dài trên Mặt Trăng vào cuối thập kỷ này. NASA hy vọng dự án này sẽ mở đường cho việc đưa người lên sao Hỏa vào những năm 2030.

Được biết, NASA không thực hiện chương trình Artemis một mình mà phối hợp với nhiều đối tác ở khu vực tư nhân và 8 nước khác. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc không nằm trong số những đối tác của Artemis. Brazil, cho biết rằng họ cũng có ý định tham gia để trở thành quốc gia thứ 9.

Dù trước đó đã phối hợp chặt chẽ với Mỹ trong lĩnh vực vũ trụ, đặc biệt là chương trình Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhưng giám đốc Cơ quan vũ trụ liên bang Nga Ngamitry Rogozin khẳng định Nga sẽ không trở thành đối tác của Artemis.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng không thể tham gia nhiều trong các dự án chinh phục Mặt Trăng của NASA. Kể từ năm 2011, NASA và Văn phòng Chính sách Công nghệ và Khoa học Nhà Trắng đã bị cấm hợp tác trong những dự án không gian với các đối tác Trung Quốc trừ khi được lưỡng viện Mỹ (quốc hội) chấp thuận.

Bài liên quan
Nga quyết tâm phá vỡ phòng tuyến Ukraine bằng tên lửa xuyên lục địa, Kyiv đáp trả kiên cường với nguồn lực kiệt quệ
Theo New York Times, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khốc liệt hơn, với việc Nga tăng cường các cuộc tấn công dọc các mặt trận ở miền đông và miền nam Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
38 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc cùng Nga hợp tác xây dựng trạm nghiên cứu trên Mặt Trăng