Theo doanh nhân William Bratton, Tổng thống đắc cử Joe Biden nên cẩn thận để không rơi vào bẫy khi tin rằng các công ty toàn cầu đang vội vã rút chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc khiến lực lượng sản xuất nơi đây bị suy giảm.

‘Biden, Trump đừng tưởng lực lượng sản xuất của Trung Quốc suy giảm và thua xa Đông Nam Á’

Nhân Hoàng | 18/11/2020, 17:04

Theo doanh nhân William Bratton, Tổng thống đắc cử Joe Biden nên cẩn thận để không rơi vào bẫy khi tin rằng các công ty toàn cầu đang vội vã rút chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc khiến lực lượng sản xuất nơi đây bị suy giảm.

William Joseph Bratton (sinh ngày 6.10.1947) là nhân viên thực thi pháp luật và doanh nhân người Mỹ, từng phục vụ hai nhiệm kỳ với tư cách là Ủy viên Cảnh sát Thành phố New York (1994–1996 và 2014–2016). Ông từng là Ủy viên Sở Cảnh sát Boston (1993–1994) và Trưởng Sở Cảnh sát Los Angeles (2002–2009).

Ý tưởng rằng Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao về sản xuất và đang thua xa Đông Nam Á hay Ấn Độ vẫn dai dẳng nhưng đó là điều sai lầm. Sản xuất của Trung Quốc trên thực tế có khả năng phục hồi cao, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng liên tục và khả năng cạnh tranh xuất khẩu toàn cầu.

Các nhà hoạch định chính sách ở thủ đô Washington D.C (Mỹ) và xung quanh châu Á - Thái Bình Dương nên nhận ra rằng sản xuất ở Trung Quốc đã sống sót sau cuộc chiến thương mại thời Trump với thuế quan hầu như không bị ảnh hưởng, để bắt đầu chuẩn bị cho những tác động từ sự lãnh đạo lâu dài của đất nước trong việc sản xuất mọi thứ từ ô tô đến điện tử tiêu dùng .

Đúng là một số ngành sản xuất đã chuyển ra khỏi Trung Quốc sang các nước láng giềng. Việt Nam là nước được hưởng lợi cụ thể, khi tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng sản xuất trên toàn cầu đáng kể trong những năm gần đây. Song, dù sự thay đổi trong chuỗi cung ứng thường tạo ra nhiều hứng khởi, đặc biệt là với những người đang tìm bằng chứng cho thấy sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, chúng dường như không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến sự đi lên không ngừng của ngành sản xuất nước này.

Một phần, điều này phản ánh thực tế là Trung Quốc hoạt động ở quy mô hoàn toàn khác với các nước láng giềng. Giá trị sản lượng sản xuất của nước này cao hơn phần còn lại của châu Á cộng lại.

Nhật Bản là nhà sản xuất lớn thứ hai trong khu vực nhưng chỉ bằng 1/4 sản lượng của Trung Quốc.

Bất chấp nỗ lực phát triển cơ sở sản xuất của mình theo Sáng kiến ​​sản xuất, Ấn Độ chỉ sản xuất xấp xỉ 1/10 so với những gì Trung Quốc làm.

Do đó, việc chuyển một số hoạt động sản xuất sang các nước láng giềng không làm ảnh hưởng đến cơ sở sản xuất của Trung Quốc. Trên thực tế, trái ngược với quan điểm cho rằng hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã đạt đỉnh, lĩnh vực này đã được hồi sinh trong những năm gần đây.

Sản lượng sản xuất tính theo đồng nội tệ của Trung Quốc đã tăng từ năm 2016 đến 2019 với tốc độ nhanh nhất trong ba năm kể từ 2013, mức tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ trong 2017 và 2018.

Việc mất vài nhà máy sản xuất cho các nước láng giềng cũng không phải là dấu hiệu cho thấy khả năng cạnh tranh tương đối của Trung Quốc đang suy giảm. Điều này vẫn còn trên phạm vi rộng và đã trở nên bền chặt hơn trong ba năm qua, thể hiện qua hoạt động của nó trong thương mại quốc tế.

biden-trump-dung-tuong-luc-luong-san-xuat-cua-trung-quoc-suy-giam-1-.jpg
Một phụ nữ làm việc trong nhà máy may mặc ở quận Đông Hải, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc ngày 27.10

Trên thực tế, tỷ trọng xuất khẩu hàng sản xuất toàn cầu của Trung Quốc đã tăng kể từ năm 2016 lên 18% vào 2019, mức cao thứ hai được ghi nhận trong hai thập kỷ qua.

Bất chấp tất cả khó khăn mà các nhà sản xuất Trung Quốc phải đối mặt trong những năm gần đây, mức tăng này không có nước xuất khẩu lớn nào khác có thể sánh kịp. Đức, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều bị sụt giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng sản xuất toàn cầu trong cùng thời kỳ. Trong khu vực châu Á, Trung Quốc đã tăng xuất khẩu về giá trị kể từ năm 2016, nhiều hơn tất cả quốc gia khác trong khu vực cộng lại.

Khả năng cạnh tranh sản xuất của Trung Quốc dựa trên phạm vi rộng một cách ấn tượng. Trung Quốc đã tiếp tục phát triển xuất khẩu toàn cầu của mình trên tất cả các loại sản phẩm, từ phụ thuộc vào lao động đến thâm dụng công nghệ và thực sự tăng thị phần xuất khẩu toàn cầu với phần lớn hàng hóa sản xuất trong 3 năm qua. Điều này bao gồm nhiều sản phẩm liên quan đến dệt may, có khả năng dễ bị tổn thương nhất khi di dời ra ngoài ranh giới của nước này. Song, Trung Quốc đồng thời đang thiết lập các năng lực bản địa, cạnh tranh trên một loạt các hoạt động sản xuất có kỹ năng và công nghệ ngày càng tăng.

Trong nhiều lĩnh vực như vậy, các công ty Trung Quốc đang đảm nhận vai trò lãnh đạo quốc tế thông qua đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm. Điều này được thể hiện qua khả năng cạnh tranh ngày càng tăng và tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của họ.

Vì vậy, đừng tin vào những lời quảng cáo thổi phồng. Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc vẫn phát triển mạnh mẽ và năng động. Trên thực tế, với tất cả các cuộc thảo luận về sự dịch chuyển địa lý của ngành sản xuất sang Đông Nam Á, thâm hụt thương mại của khu vực này với Trung Quốc về các sản phẩm sản xuất thực sự tăng trong 3 năm qua chứ không hề giảm.

Trung Quốc có những lợi thế về quy mô kinh tế và chi phí trên mỗi đơn vị thấp hơn. Việc được thúc đẩy bởi sự đa dạng của cơ sở sản xuất cho phép Trung Quốc cạnh tranh trên nhiều ngành công nghiệp.

Chi phí cao hơn sẽ đẩy nhiều ngành thâm dụng lao động ra khỏi Trung Quốc, nhưng vẫn có những lĩnh vực đáng kể với chi phí tiền lương đủ thấp để thực sự hỗ trợ các lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động hơn.

Sức mạnh sản xuất liên tục của Trung Quốc tạo ra những thách thức cho các nước láng giềng vođang phát triển và mới nổi, chưa kể đến chính sách của Mỹ.

Phát triển và duy trì hoạt động sản xuất có tính cạnh tranh quốc tế là thành phần cốt lõi của tăng trưởng kinh tế, cùng sự thống trị trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc có nguy cơ hạn chế triển vọng dài hạn với phần còn lại châu Á.

Các chính sách công nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc tế cơ bản của Trung Quốc đe dọa các nền kinh tế phát triển hơn của châu Á với sự dịch chuyển quy mô lớn của các ngành công nghiệp tiên tiến hướng đến xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh liên tục của Trung Quốc trong các lĩnh vực ít kỹ năng hơn và thâm dụng lao động hơn sẽ hạn chế việc xây dựng năng lực tương đương của các nước láng giềng đang phát triển.

Vấn đề thực sự là làm thế nào các nước châu Á có thể giải quyết hậu quả quá trình công nghiệp hóa tích cực và khả năng cạnh tranh của Trung Quốc cùng cách chính quyền mới của Mỹ nên cấu hình chính sách thương mại dựa trên sức mạnh lâu bền từ Trung Quốc. Phản ứng từ Mỹ sẽ xác định liệu hệ thống cấp bậc sản xuất của Trung Quốc sẽ nhiều hơn hay ít đi.

Bài liên quan
Kế hoạch Made in China 2025 bị Mỹ bóp nghẹt, Trung Quốc đổi chiến lược phát triển kinh tế
Các quan chức Trung Quốc tập trung tại Bắc Kinh trong tuần này để vạch ra giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo, chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử để chọn ra Tổng thống Mỹ cố chống lại sự tăng trưởng của Trung Quốc dù ông Trump hay Biden đắc cử.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Biden, Trump đừng tưởng lực lượng sản xuất của Trung Quốc suy giảm và thua xa Đông Nam Á’