Trung Quốc đang yêu cầu các dịch vụ xét nghiệm COVID-19 nhanh hơn và dễ tiếp cận hơn trong nỗ lực mới nhất nhằm củng cố chính sách không khoan nhượng với vi rút SARS-CoV-2.

Ca COVID-19 tăng cao, các TP xét nghiệm hàng triệu người trong vài ngày, Trung Quốc muốn nhanh hơn

Sơn Vân/ảnh: Reuters | 26/10/2021, 14:31

Trung Quốc đang yêu cầu các dịch vụ xét nghiệm COVID-19 nhanh hơn và dễ tiếp cận hơn trong nỗ lực mới nhất nhằm củng cố chính sách không khoan nhượng với vi rút SARS-CoV-2.

Động thái này diễn ra ngay cả khi các thành phố Trung Quốc cố gắng xét nghiệm hàng triệu người chỉ vài ngày trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

Đến nay, Trung Quốc là nước hiếm hoi cố duy trì chính sách Zero COVID-19 (đưa số ca COVID-19 về 0, quét sạch dịch bệnh trong cộng đồng).

Xét nghiệm thường xuyên và đôi khi thực hiện hàng loạt là thông lệ tiêu chuẩn trong việc ngăn chặn các đợt bùng phát COVID-19 lây truyền trong nước của Trung Quốc vào năm qua. Thế nhưng, các cơ quan y tế cho biết các dịch vụ xét nghiệm vẫn không đạt yêu cầu ở các vùng của Trung Quốc trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh.

"Các cụm nhỏ và nhiễm vi rút SARS-CoV-2 lẻ tẻ đã xảy ra ở một số khu vực, cho thấy các vấn đề như vị trí không hợp lý của các cơ quan xét nghiệm axit nucleic, dịch vụ không thuận tiện và sự chậm trễ trong việc trả kết quả", truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hôm 26.10, trích dẫn Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC).

Trung Quốc đang phải đối mặt với một làn sóng dịch COVID-19 mới liên quan đến gần 200 ca có triệu chứng lây truyền tại địa phương ở 12 khu vực tỉnh kể từ ngày 17.10. Nhiều người mắc COVID-19 đến từ các vùng xa xôi ở tây bắc Trung Quốc không có nhiều nguồn lực y tế như các thành phố lớn.

NHC nói các cơ quan xét nghiệm nên cung cấp dịch vụ 24 giờ cho công chúng và cố gắng có kết quả trong vòng 6 giờ cho những người tình nguyện được kiểm tra.

NHC cho biết vào tháng 9.2021 rằng các thành phố với hơn 5 triệu dân nên có khả năng xét nghiệm tất cả mọi người trong vòng 3 ngày.

Trong khi Trung Quốc vẫn chưa phê duyệt các bộ dụng cụ tự xét nghiệm để chẩn đoán COVID-19, các xét nghiệm bằng tăm bông yêu cầu các phòng thí nghiệm chuyên nghiệp xử lý mẫu đã có sẵn rộng rãi.

Các chính quyền địa phương gần đây đã giảm giá các bài xét nghiệm bằng tăm bông. Cụ thể là một số xét nghiệm tính phí chỉ 13 nhân dân tệ (2 USD) ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Vài quan chức trong một bộ phận hành chính nhỏ của khu vực Nội Mông, Trung Quốc đã bị khiển trách hôm 26.10 vì quản lý không tốt tại các địa điểm thu thập mẫu, dẫn đến đám đông hỗn loạn trong đợt xét nghiệm toàn bộ.

Những lời khiển trách tương tự từng xảy ra ở thành phố Trương Gia Giới và Dương Châu trong một cụm dịch diễn ra vào đầu năm nay.

Kể từ khi SARS-CoV-2 được tìm thấy vào cuối năm 2019, Trung Quốc đại lục đã báo cáo 96.840 ca COVID-19 được xác nhận có các triệu chứng, bao gồm cả nhiễm vi rút tại địa phương và nhập cảnh, với tổng số người tử vong là 4.636.

ca-covid-19-tang-nhanh-cac-tp-xet-nghiem-hang-trieu-nguoi-trong-vai-ngai-trung-quoc-muon-nhanh-hon-2-.jpg
Nhân viên mặc đồ bảo hộ làm việc bên trong một phòng thí nghiệm xét nghiệm axit nucleic tạm bợ ở  tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày 25.10
ca-covid-19-tang-nhanh-cac-tp-xet-nghiem-hang-trieu-nguoi-trong-vai-ngai-trung-quoc-muon-nhanh-hon-1-.jpg
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ kiểm tra thông tin của một người dân trong quá trình xét nghiệm axit nucleic hàng loạt ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc ngày 23.10

Hôm 24.10, Mi Feng, phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nói với các phóng viên rằng ngày càng có nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát rộng hơn nữa.

Phó giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc - Wu Liangyou cho biết biến thể Delta gây ra đợt bùng phát rất dễ lây lan, nói thêm rằng việc giải trình tự cho thấy nó khác với nguồn gốc của đợt bùng phát trước đó và các ca COVID-19 mới đến từ một nguồn mới từ nước ngoài.

Các nhà chức trách đã cấm các công ty du lịch sắp xếp các tour du lịch xuyên tỉnh liên quan đến các khu vực được coi là có nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cao hơn và đã áp dụng lệnh đình chỉ trên toàn quốc với một số dịch vụ du lịch liên kết nhiều điểm.

Bắc Kinh cho biết sẽ hạn chế nghiêm ngặt việc đi lại thành phố của những người từng đến các quận có ít nhất một lần bùng dịch COVID-19.

Hôm 24.10, các cơ quan y tế cũng báo cáo khoảng 75,6% dân số Trung Quốc đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 tính đến ngày 23.10, tương đương khoảng 1,068 tỉ người.

Trung Quốc đang tiêm vắc xin tăng cường cho người lớn có liều cuối cùng ít nhất 6 tháng trước đó, với các nhóm ưu tiên bao gồm người lao động thiết yếu, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch kém hơn. Dữ liệu cho thấy các kháng thể tạo ra từ vắc xin COVID-19 ở Trung Quốc đã giảm trong vòng vài tháng. Vắc xin được sử dụng nhiều nhất nước này đến từ hãng ​​SinovacSinopharm.

Theo Reuters, Wang Huaqing, chuyên gia chính về chương trình tiêm chủng tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, nói nước này sẽ không tiếp tục tiêm liều tăng cường cho người dân.

"Ngay cả khi cần được tăng cường sau này, số lượng liều vắc xin cũng có hạn. Chúng tôi hy vọng trong tương lai sẽ có vắc xin tốt hơn và quy trình tiêm chủng tốt hơn để đạt được sự bảo vệ vững chắc trong công chúng", Wang Huaqing nói trong cuộc họp.

Bài liên quan
Dịch bùng phát từ đôi vợ chồng đi du lịch nhiều nơi đe dọa mục tiêu Zero COVID-19 của Trung Quốc
Ngày thứ 4 liên tiếp, Trung Quốc ghi nhận các ca mắc COVID-19 mới lây truyền tại địa phương ở một số thành phố, khiến các chính quyền địa phương tăng gấp đôi nỗ lực theo dõi trong bối cảnh chính sách không khoan nhượng của đất nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ca COVID-19 tăng cao, các TP xét nghiệm hàng triệu người trong vài ngày, Trung Quốc muốn nhanh hơn