Khi được lệnh dùng súng tiểu liên bắn vào những người biểu tình để giải tán họ ở thị trấn Khampat của Myanmar vào ngày 27.2, Tha Peng (hạ sĩ quan cảnh sát) nó anh đã từ chối.

Cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ: 'Được lệnh bắn người biểu tình đến chết nhưng từ chối'

Nhân Hoàng | 10/03/2021, 06:57

Khi được lệnh dùng súng tiểu liên bắn vào những người biểu tình để giải tán họ ở thị trấn Khampat của Myanmar vào ngày 27.2, Tha Peng (hạ sĩ quan cảnh sát) nó anh đã từ chối.

Ngày hôm sau, một sĩ quan gọi điện hỏi liệu tôi có bắn không?”, Tha Peng kể. Cảnh sát 27 tuổi từ chối một lần nữa và sau đó từ chức.

Vào ngày 1.3, Tha Peng cho biết đã bỏ nhà và gia đình ở lại Khampat, Myanmar rồi đi trong ba ngày, chủ yếu là vào ban đêm để tránh bị phát hiện, trước khi băng qua bang Mizoram, đông bắc Ấn Độ.

Tôi không có lựa chọn nào khác”, Tha Peng nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn hôm 9.3 qua một phiên dịch viên. Tha Peng chỉ đưa ra một phần tên của mình để bảo vệ danh tính. Reuters nhìn thấy cảnh sát và thẻ căn cước quốc gia của Tha Peng để xác nhận tên.

Tha Peng cho biết anh và 6 đồng nghiệp đều không tuân lệnh ngày 27.2 từ một sĩ quan cấp trên, người mà anh không nêu tên.

Theo một tài liệu mật của cảnh sát địa phương mà Reuters nhìn thấy, chuyện Tha Peng kể tương tự như lời khai với cảnh sát bang Mizoram vào ngày 1.3 của một hạ sĩ cảnh sát Myanmar và ba người khác đã vượt biên sang Ấn Độ

Tài liệu được viết bởi các quan chức cảnh sát Mizoram và cung cấp chi tiết tiểu sử của 4 cá nhân này cùng lý do tại sao họ bỏ trốn.

Họ cho biết trong một tuyên bố chung với cảnh sát Mizoram: “Khi phong trào bất tuân dân sự đang được đà và các cuộc biểu tình do những người chống đảo chính tổ chức ở những nơi khác nhau, chúng tôi được chỉ thị bắn vào họ. Trong một kịch bản như vậy, chúng tôi không có gan để bắn vào chính những người dân của mình, những người biểu tình ôn hòa”.

Tổ chức một cuộc đảo chính vào ngày 1.2 và phế truất chính phủ dân sự của Myanmar, chính quyền quân sự đã không trả lời đề nghị bình luận của Reuters.

Trước đó, chính quyền quân sự Myanmar cho biết đang hành động hết sức kiềm chế trong việc xử lý các cuộc biểu tình của "những người gây bạo loạn", những người mà họ cáo buộc tấn công cảnh sát và gây tổn hại đến an ninh, ổn định quốc gia.

Tha Peng là một trong những trường hợp đầu tiên được báo chí đưa tin về cảnh sát bỏ trốn khỏi Myanmar sang Ấn Độ sau khi bất tuân lệnh của lực lượng an ninh quân đội.

Các cuộc biểu tình phản đối đảo chính hàng ngày đang được tổ chức trên khắp Myanmar nhưng bị lực lượng an ninh đàn áp. Hơn 60 người biểu tình đã bị giết và hơn 1.800 bị giam giữ, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết.

Reuters đã không thể xác nhận các số liệu một cách độc lập.

Trong số những người bị bắt giữ có bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo chính phủ dân sự.

Theo một quan chức cấp cao của Ấn Độ, khoảng 100 người từ Myanmar, chủ yếu là cảnh sát và gia đình của họ, đã vượt qua biên giới vào Ấn Độ kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu.

Một số người đã đến trú ẩn tại quận Champhai, bang Mizoram giáp biên giới với Myanmar, nơi Reuters phỏng vấn ba công dân Myanmar nói đã phục vụ cảnh sát.

Cũng như thẻ căn cước của mình, Tha Peng cho thấy một bức ảnh không ghi ngày tháng mặc đồng phục cảnh sát Myanmar. Tha Peng nói rằng anh đã gia nhập lực lượng này 9 năm trước.

Tha Peng nói, theo quy định của cảnh sát, những người biểu tình phải bị chặn lại bằng đạn cao su hoặc bắn vào dưới đầu gối. Thế nhưng, anh ta được cấp trên ra lệnh “bắn cho đến khi họ chết”, Tha Peng nói thêm. Reuters không thể xác minh các chính sách của cảnh sát.

canh-sat-myanmar-vuot-bien-sang-an-do-duoc-lenh-ban-nguoi-bieu-tinh-den-chet.jpg
Nhiều cảnh sát Myanmar đã từ chối tấn công người biểu tình

Ngun Hlei, người cho biết đã được bổ nhiệm làm cảnh sát ở thành phố Mandalay lớn nhất Myanmar, cho biết anh cũng nhận được lệnh bắn người biểu tình. Ngun Hlei không cho biết ngày tháng, cũng không nói rõ liệu lệnh có bắn để giết họ hay không.

Cảnh sát 23 tuổi này cũng chỉ khai một phần tên đầy đủ và mang theo chứng minh nhân dân.

Tha Peng và Ngun Hlei nói họ tin rằng cảnh sát đang hành động theo lệnh của quân đội Myanmar nhưng không cung cấp bằng chứng. 4 cảnh sát Myanmar khác đã đồng ý quan điểm này.

“... Quân đội đã gây áp lực với lực lượng cảnh sát để đối đầu với người dân”, họ nói.

Ngun Hlei cho biết anh đã bị khiển trách vì không tuân lệnh và bị chuyển công tác. Ngun Hlei đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trên mạng và tìm đường đến làng Vaphai, bang Mizoram, Ấn Độ vào ngày 6.3.

Ngun Hlei kể hành trình đến Ấn Độ tiêu tốn của anh khoảng 200.000 kyat Myanmar (tương đương 143 USD).

Dù được bảo vệ bởi lực lượng bán quân sự Ấn Độ, biên giới Ấn Độ - Myanmar có một “chế độ di chuyển tự do”, trong đó cho phép mọi người mạo hiểm đi vài dặm vào lãnh thổ Ấn Độ mà không cần phải có giấy phép lữ hành.

“Tôi không muốn quay lại”

Dal (24 tuổi) cho biết cô đã làm việc với tư cách là cảnh sát viên của cảnh sát Myanmar ở thị trấn Falam phía tây bắc Myanmar. Reuters đã xem một bức ảnh chụp ID cảnh sát của cô và xác minh tên.

Công việc của Dal chủ yếu là hành chính, bao gồm cả lập danh sách những người bị cảnh sát giam giữ.

Song khi các cuộc biểu tình gia tăng sau cuộc đảo chính, Dal nói rằng cô được hướng dẫn cố gắng bắt những người biểu tình nữ - mệnh lệnh mà cô đã từ chối.

Lo sợ bị bỏ tù vì đứng về phía những người biểu tình và phong trào bất tuân dân sự, Dal cho biết cô quyết định bỏ trốn khỏi Myanmar.

Cả ba người này đều nói rằng có sự hỗ trợ đáng kể cho những người biểu tình từ lực lượng cảnh sát Myanmar.

"Bên trong đồn cảnh sát, 90% ủng hộ những người biểu tình nhưng không có lãnh đạo nào để đoàn kết họ", Tha Peng, người bỏ lại vợ và hai con gái nhỏ (1 đứa 6 tháng tuổi) nói.

Giống một số người khác đã vượt biên qua Ấn Độ những ngày gần đây, cả ba người đang sống rải rác xung quanh thị trấn Champhai, bang Mizoram, được hỗ trợ bởi một mạng lưới các nhà hoạt động địa phương.

Saw Htun Win, Phó ủy viên quận Falam của Myanmar, vào tuần trước đã viết thư cho quan chức chính phủ cấp cao nhất của thị trấn Champhai là Phó ủy viên Maria C.T. Zuali, yêu cầu giao trả 8 cảnh sát đã vào Ấn Độ "để duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng".

Maria C.T. Zuali xác nhận đã nhận được bức thư, với bản sao mà Reuters đã nhìn thấy.

Zoramthanga, Bộ trưởng bang Mizoram, nói với Reuters rằng chính quyền của ông sẽ cung cấp thực phẩm và nơi ở tạm thời cho những người chạy trốn khỏi Myanmar, nhưng quyết định về việc có để họ hồi hương không đang chờ chính phủ liên bang Ấn Độ.

Tha Peng cho biết dù rất nhớ gia đình nhưng vẫn sợ quay trở lại Myanmar.

Tôi không muốn quay lại”, Tha Peng nói khi ngồi trong căn phòng ở tầng 1 nhìn ra những ngọn đồi xanh mướt.

Bài liên quan
Trung Quốc sẵn sàng cùng các bên liên quan xoa dịu tình hình Myanmar, mong Mỹ gỡ bỏ các hạn chế 'vô lý'
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị cho biết hôm 7.3 rằng nước này sẵn sàng cùng với các bên liên quan xoa dịu tình hình ở Myanmar, nơi quân đội nắm chính quyền vào tháng trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ: 'Được lệnh bắn người biểu tình đến chết nhưng từ chối'