Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị cho biết hôm 7.3 rằng nước này sẵn sàng cùng với các bên liên quan xoa dịu tình hình ở Myanmar, nơi quân đội nắm chính quyền vào tháng trước.

Trung Quốc sẵn sàng cùng các bên liên quan xoa dịu tình hình Myanmar, mong Mỹ gỡ bỏ các hạn chế 'vô lý'

Nhân Hoàng | 07/03/2021, 16:43

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị cho biết hôm 7.3 rằng nước này sẵn sàng cùng với các bên liên quan xoa dịu tình hình ở Myanmar, nơi quân đội nắm chính quyền vào tháng trước.

Tình bạn của Trung Quốc là với tất cả ở Myanmar”, ông Vương Nghị nói trong một cuộc họp báo bên lề cuộc họp Quốc hội thường niên của Trung Quốc.

Trung Quốc cho biết tình hình ở Myanmar, do quân đội nắm quyền từ hôm 1.2, không phải là những gì họ muốn thấy và bác tin có tham gia cuộc đảo chính.

Hôm 7.3, cảnh sát Myanmar đã bắn hơi cay để phá vỡ cuộc biểu tình do hàng chục ngàn người tụ tập tại thành phố Mandalay lớn thứ hai nước này. Các cuộc biểu tình được tổ chức ở ít nhất 6 thành phố khác trong một số hành động phổ biến nhất chống lại đảo chính.

Lực lượng an ninh đã đàn áp nhiều cuộc biểu tình.

Cảnh sát đã bắn hơi cay và lựu đạn gây choáng vào những người biểu tình ở thành phố Yangon lớn nhất Myanmar và thị trấn Lashio, bang Shan. Video cho thấy cảnh sát đã nổ súng để phá vỡ một cuộc biểu tình ở thị trấn đền thờ lịch sử Bagan.

Video được đăng tải bởi nhóm truyền thông Myanmar Now cho thấy các binh sĩ đánh đập những người đàn ông ở Yangon, nơi ít nhất ba cuộc biểu tình đã được tổ chức bất chấp các cuộc tấn công qua đêm của lực lượng an ninh vào các nhà lãnh đạo chiến dịch và các nhà hoạt động đối lập.

trung-quoc-san-sang-cung-ben-lien-quan-xoa-diu-tinh-hinh-myanmar.jpg
Những người biểu tình thiết lập đội hình lá chắn tạm thời để chuẩn bị cho các cuộc đụng độ tiềm tàng ở Yangon

Liên Hợp Quốc cho biết lực lượng an ninh đã giết hơn 50 người để dập tắt các cuộc biểu tình và đình công hàng ngày ở quốc gia Đông Nam Á kể từ khi quân đội lật đổ chính quyền, bắt giữ nhà lãnh đạo được bầu Aung San Suu Kyi hôm 1.2.

"Họ đang giết người giống như giết gà và chim. Chúng ta sẽ làm gì nếu không nổi dậy chống lại chúng? Chúng ta phải nổi dậy", một người lãnh đạo cuộc biểu tình nói với đám đông ở thị trấn Dawei, miền nam Myanmar.

Nhà quản lý chiến dịch địa phương cho đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) - Khin Maung Latt đã chết sau khi bị bắt ở Yangon vào tối 6.3. Chưa rõ nguyên nhân cái chết của Khin Maung Latt, nhưng Reuters đã nhìn thấy bức ảnh chụp thi thể ông với một mảnh vải dính máu quanh đầu.

Năm nay 58 tuổi, Khin Maung Latt là chủ tịch NLD địa phương ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar.

Các hình ảnh từ bệnh viện quân đội nơi Khin Maung Latt qua đời cho thấy ông có một vết thương ở phía sau đầu và vết bầm tím trên lưng.

Bác sĩ nói đó không phải là nguyên nhân gây tử vong. Họ nói rằng đó là do tình trạng tim”, nguồn tin Reuters cho hay.

Ba Myo Thein, thành viên NLD của Thượng viện đã bị giải tán sau cuộc đảo chính, nói các báo cáo về vết bầm tím trên đầu và cơ thể Khin Maung Latt làm dấy lên nghi ngờ rằng ông bị tra tấn.

Có vẻ như anh ta đã bị bắt vào ban đêm và bị tra tấn nghiêm trọng. Điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được", Ba Myo Thein
nói với Reuters.

Cư dân trong thành phố Yangon cho biết binh lính và cảnh sát đã di chuyển vào một số quận trong đêm, nổ súng. Họ đã bắt giữ ít nhất ba người ở thị trấn Kyauktada. Nhân chứng chưa rõ lý do của vụ bắt giữ.

Tờ Global New Light Of Myanmar do nhà nước điều hành dẫn thông cáo của cảnh sát Myanmar cho biết lực lượng an ninh đang xử lý các cuộc biểu tình theo quy định của pháp luật. Tờ báo cho biết các lực lượng đã sử dụng hơi cay, lựu đạn gây choáng để phá vỡ bạo loạn và biểu tình chặn các con đường công cộng.

Hơn 1.700 người đã bị giam giữ ở Myanmar kể từ cuộc đảo chính ngày 1.2, bao gồm cả bà Suu Kyi và hàng chục thành viên NLD, một nhóm vận động cho biết.

Trung Quốc hy vọng Mỹ gỡ bỏ các hạn chế 'vô lý' trong hợp tác

Nhà ngoại giao hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc nói rằng nước này sẵn sàng liên lạc với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hy vọng Washington sẽ loại bỏ tất cả các hạn chế “vô lý” với hợp tác càng sớm càng tốt.

Tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã chỉ ra "sự cạnh tranh ngày càng tăng với Trung Quốc" là thách thức chính mà Mỹ phải đối mặt, với Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken mô tả cường quốc châu Á là "thử thách địa chính trị lớn nhất" trong thế kỷ này.

Khi được hỏi về những xích mích giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây về vấn đề Đài Loan, Tân Cương và Biển Đông trong cuộc họp báo thường niên của mình, ông Vương Nghị nói rằng nước này “sẽ không bao giờ chấp nhận những cáo buộc và bôi nhọ vô căn cứ”, đồng thời cho biết Mỹ đã lấy dân chủ và nhân quyền làm cơ sở vì đã tự ý can thiệp vào công việc của quốc gia khác.

Ông Vương Nghị nói: “Mỹ nên nhận ra điều này càng sớm càng tốt, nếu không thế giới sẽ tiếp tục trải qua bất ổn”.

trung-quoc-san-sang-cung-ben-lien-quan-xoa-diu-tinh-hinh-myanmar3.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị được hiển thị trên màn hình khi ông tham dự qua liên kết video uộc họp báo bên lề Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 7.3

Ngoại trưởng Vương Nghị nói thêm rằng sự khác biệt giữa Trung Quốc với Mỹ phải được quản lý cẩn thận và hai bên phải ủng hộ cạnh tranh lành mạnh chứ không phải là con số không.

Mỹ và Trung Quốc đang có xung đột về ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, các hoạt động kinh tế của Trung Quốc, chuyện đàn áp Hồng Kông, gây hấn với Đài Loan và nhân quyền ở khu vực Tân Cương.

Chính quyền Biden đã chỉ ra rằng sẽ tiếp tục một cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc như thời Trump, nhưng làm như vậy với sự phối hợp của các đồng minh.

Trong chính quyền của Trump, Mỹ đã áp dụng một loạt lệnh trừng phạt với Trung Quốc và các quan chức nước này với các chính sách kinh tế của Tân Cương, Hồng Kông vẫn chưa được dỡ bỏ dưới thời Biden.

Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết ông đồng ý với tuyên bố của người tiền nhiệm Mike Pompeo rằng cuộc diệt chủng chống lại người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang được tiến hành ở Tân Cương.

Các nhà hoạt động và chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi bị giam giữ trong các trại của Trung Quốc. Trung Quốc phủ nhận các hành vi lạm dụng, cưỡng bức, nói rằng các trại của họ cung cấp đào tạo nghề và cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Trong cuộc họp báo ngày 7.3, ông Vương Nghị cũng nói rộng hơn về những cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, cho rằng một số chính trị gia phương Tây đã chọn tin vào những lời nói dối về khu vực này.

Tổng thống Biden muốn báo hiệu sự đoạn tuyệt với cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” của Trump bằng cách tái tương tác với các đồng minh và tập trung vào ngoại giao đa phương, đồng thời nhận ra thế giới đã thay đổi kể từ khi ông phục vụ trong chính quyền Obama.

Bài liên quan
‘Tướng lĩnh Myanmar khó chịu vì Trung Quốc thân với bà Suu Kyi, ông Tập không hài lòng về cuộc đảo chính’
Trung Quốc cần Myanmar ổn định để hoàn thành các dự án' Vành đai và Con đường' chiến lược.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc sẵn sàng cùng các bên liên quan xoa dịu tình hình Myanmar, mong Mỹ gỡ bỏ các hạn chế 'vô lý'