Cảnh quay bằng máy bay không người lái cho thấy một đàn cá mập sọc trắng đang cắn xé phần thân trôi nổi của cá voi lưng gù dọc theo bờ biển Australia.
Các du khách John Cloke và Indy Crimmins đã quay được video hiếm có này tại vùng biển ngoài khơi bãi biển Norman gần Albany ở Tây Australia. Sau khi trở về từ chuyến đi câu cá buổi sáng, Cloke nhìn thấy “một thứ gì rất lớn nhấp nhô trên mặt nước với những con chim bay xung quanh” nên đã điều khiển máy bay không người lái để kiểm tra. Kết quả thu được là đoạn video hiếm có được chia sẻ trên trang Instagram của cặp đôi vào ngày 16.5.
Hình ảnh trong video cho thấy hàng chục con cá mập sọc trắng vây quanh xác con cá voi lưng gù dài khoảng 15 mét. Khi máy bay không người lái tăng độ cao, nhiều con cá mập khác đã hiện lên trên màn hình. Theo Cloke, có thể đã có hơn 100 con cá mập thưởng thức “bữa ăn” này.
Những hình ảnh chi tiết về cá mập và các loài ăn xác thối khác đang rỉa xác những con cá voi chết trên bề mặt đại dương là rất hiếm. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng việc này thực sự xảy ra khá nhiều.
“Là một người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu cá mập, tôi khẳng định đó là cảnh quay rất thú vị nhưng không phải là điều bất thường”, Steve Taylor, một nhà nghiên cứu về cá mập nói với ABC News. Tuy nhiên, các cảnh quay trong video mới rất “kinh ngạc và hiếm có”, theo Steve.
Vào tháng 8.2021, một nhóm các nhà sinh vật học biển bất ngờ phát hiện ra 8 con cá mập sọc trắng lớn xé xác một con cá voi lưng gù đã chết ở ngoài khơi bờ biển Massachusetts. Năm 2017, một chuỗi video từ loạt phim The Green Planet II của BBC cũng cho thấy một số loài cá mập khác nhau đang tìm kiếm những gì còn lại của cá voi bị chết khi va chạm với một con tàu.
Hầu hết các loài động vật giáp xác đều nổi lên trên bề mặt đại dương sau khi chết vì cơ thể chúng chứa đầy khí khi phân hủy. Một nghiên cứu năm 2020, được công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science, phát hiện ra rằng lượng khí sinh ra đóng vai trò lớn trong việc xác định xem xác cá voi hay cá heo có bị trôi dạt vào bờ biển hay không.
Các loài lớn hơn với nhiều lông tơ, chẳng hạn như cá voi lưng gù, trôi nổi trong thời gian dài hơn - đôi khi hơn một tuần. Điều này khiến chúng trở thành mục tiêu lý tưởng cho các loài ăn xác thối như cá mập và chim biển.
Steve nói: “Xác cá voi là cơ hội kiếm ăn tốt cho nhiều loài cá mập khác nhau ở vùng ven biển. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên trong một quá trình phân hủy lâu dài, nuôi sống hàng chục loài sinh vật biển sống ở các độ sâu khác nhau. Sau khi xác cá voi chìm xuống đại dương ngoài tầm với của những con cá mập bơi trên mặt nước, nó sẽ rơi vào khu vực biển sâu”.
Theo Ocean Conservancy, phần thịt còn lại của cá voi bị tách khỏi xương bởi các loài ăn xác thối đa dạng dưới đáy biển, bao gồm bạch tuộc, cá chình, cua và cá mập biển sâu. Ngay cả sau khi xác cá voi không còn thịt, xương của nó cũng sẽ bị nuốt chửng từ từ bởi các vi khuẩn và sâu ăn mòn hóa học, trong một quá trình có thể mất hơn một thập kỷ, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Australia.