Nhiều người ở Myanmar đã chuẩn bị cho nhiều cuộc biểu tình chống lại quy định của quân đội vào ngày 1.3, bất chấp cuộc đàn áp trước đó một ngày khiến ít nhất 18 người thiệt mạng trong vụ bạo lực đẫm máu nhất kể từ khi cuộc đảo chính diễn ra hôm 1.2.

Chính quyền Biden lên án quân đội Myanmar, đám đông tiếp tục chống đảo chính dù 26 người chết

Nhân Hoàng | 01/03/2021, 10:00

Nhiều người ở Myanmar đã chuẩn bị cho nhiều cuộc biểu tình chống lại quy định của quân đội vào ngày 1.3, bất chấp cuộc đàn áp trước đó một ngày khiến ít nhất 18 người thiệt mạng trong vụ bạo lực đẫm máu nhất kể từ khi cuộc đảo chính diễn ra hôm 1.2.

Bạo lực bùng phát ở nhiều nơi ở Myanmar vào ngày 28.2 và cảnh sát đã nổ súng vào đám đông tại một số khu vực của thành phố Yangon lớn nhất nước, sau khi hơi cay và các phát súng cảnh cáo không giải tỏa được những người biểu tình đòi khôi phục chính phủ của bà Aung San Suu Kyi.

Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken lên án cái mà ông gọi là "bạo lực ghê tởm" của lực lượng an ninh Myanmar. Bộ trưởng Ngoại giao Canada - Marc Garneau gọi việc quân đội sử dụng vũ lực gây chết người với dân của mình là "kinh khủng".

Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội giành chính quyền và bắt giữ lãnh đạo chính phủ được bầu Suu Kyi và phần lớn lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà vào ngày 1.2, với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11.2020 mà NLD đã giành chiến thắng.

Suu Kyi phải đối mặt với cáo buộc nhập khẩu bất hợp pháp 6 bộ đàm và vi phạm Luật quản lý thiên tai do vi phạm các giao thức về coronavirus. Phiên điều trần tiếp theo về trường hợp của bà Suu Kyi dự kiến diễn ra vào 1.3.

Cuộc đảo chính dẫn việc dừng các bước dự kiến ​​hướng tới dân chủ sau gần 50 năm cầm quyền của quân đội, khiến hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình và bị các nước phương Tây lên án với một số biện pháp trừng phạt hạn chế.

ngay-dam-mau-nhat-trong-cuoc-bieu-tinh-chong-dao-chinh1.jpg
Người biểu tình che chắn khi đụng độ với các cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình chống lại cuộc đảo chính ở Yangon, Myanmar ngày 28.2 - ảnh: Reuters

Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về nhân quyền ở Myanmar, cho biết rõ ràng là cuộc tấn công của chính quyền quân đội sẽ tiếp tục diễn ra, nên cộng đồng quốc tế cần tập hợp phản ứng với họ.

Ông đề xuất một lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu, nhiều lệnh trừng phạt hơn từ nhiều quốc gia hơn với những kẻ đứng sau cuộc đảo chính, các lệnh trừng phạt với các doanh nghiệp của quân đội và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trình sự việc lên Tòa án Hình sự Quốc tế.

Những lời lẽ lên án được hoan nghênh nhưng không đủ. Chúng ta phải hành động. Cơn ác mộng ở Myanmar đang bày ra trước mắt chúng ta sẽ trở nên tồi tệ hơn. Thế giới phải hành động”, Andrews tuyên bố.

Các lễ tưởng niệm nhỏ đã được tổ chức cho các nạn nhân, với nhiều người thắp nến trước cửa nhà của họ vào Chủ nhật.

Khoảng 10 xe cảnh sát và quân đội đã được triển khai hôm 1.3 tại một giao lộ ở Yangon, nơi những người biểu tình đã đụng độ với lực lượng an ninh một ngày trước đó, một nhân chứng nói với Reuters.

Một số người biểu tình kêu gọi phá hủy các camera giám sát được chính quyền sử dụng, trong khi những người khác chia sẻ công thức bình xịt hơi cay trên mạng xã hội để sử dụng nếu người biểu tình bị nhân viên an ninh mặc thường phục tấn công.

Những người khác làm lá chắn kim loại cho những người ở tiền tuyến để che chắn trước cảnh sát và binh lính được trang bị vũ khí đầy đủ, trong đó có một số lực lượng an ninh thuộc các đơn vị khét tiếng với các cuộc đàn áp gay gắt các nhóm phiến quân sắc tộc.

Tôi tuyên bố quân đội Myanmar là một tổ chức khủng bố”, Thinzar Shunlei Yi, một nhà hoạt động thanh niên nổi tiếng, đăng trên trang Facebook cá nhân để phản ứng lại các vụ giết người.

Một ủy ban đại diện cho các nhà lập pháp giành được ghế trong cuộc bầu cử tháng 11.2020 ở Myanmar cho biết ít nhất 26 người đã thiệt mạng trong vụ bạo lực hôm 28.2, mà Reuters không thể xác minh.

Việc sử dụng vũ lực quá mức và các hành vi vi phạm khác của quân đội đang được ghi lại và họ sẽ phải chịu trách nhiệm”, ủy ban này viết trên Twitter.

Quân đội Myanmar không bình luận về bạo lực hôm Chủ nhật. Cảnh sát và phát ngôn viên quân đội đã không trả lời các cuộc gọi.

Trong một bài đăng ngày 28.2, tờ Global New Light of Myanmar do nhà nước điều hành đã cảnh báo "chắc chắn sẽ có hành động nghiêm khắc chống lại đám đông vô chính phủ" mà quân đội không thể phớt lờ, dù trước đó đã thể hiện sự kiềm chế.

Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết ít nhất 270 người đã bị giam giữ vào Chủ nhật, trong tổng số 1.132 người bị bắt, buộc tội hoặc kết án kể từ cuộc đảo chính.

Một số nhân chứng cho biết đã nhìn thấy những người bị cảnh sát đánh đập trước khi bị đưa đi.

Ngoại trưởng Mỹ - Blinken hôm 28.2 cho biết Mỹ đứng về phía người dân Myanmar.

Chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia cùng nói một tiếng nói ủng hộ ý chí của họ”, ông Blinken viết trên Twitter.

Sự phản đối cuộc đảo chính đã xuất hiện không chỉ trên đường phố mà còn lan rộng hơn trong dịch vụ dân sự, chính quyền thành phố, tư pháp, giáo dục, y tế và truyền thông.

Các nhà hoạt động khắp châu Á đã tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ, với tiếng kêu gọi tập hợp Liên minh trà sữa, tổ chức đầu tiên đoàn kết các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Thái Lan và Hồng Kông.

Trong khi một số nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt hạn chế, các tướng lĩnh Myanmar vẫn thường phớt lờ áp lực ngoại giao. Họ đã hứa sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới và trao quyền cho người chiến thắng nhưng chưa ấn định ngày.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính quyền Biden lên án quân đội Myanmar, đám đông tiếp tục chống đảo chính dù 26 người chết