Cảnh sát Myanmar đã nổ súng vào những người biểu tình hôm Chủ nhật trong ngày đẫm máu nhất trong nhiều tuần biểu tình chống lại cuộc đảo chính. Ít nhất 18 người đã thiệt mạng và một số người bị thương, các nguồn tin chính trị, y tế và truyền thông cho biết.

Ngày đẫm máu nhất trong các cuộc biểu tình chống đảo chính, ít nhất 18 người Myanmar chết

Nhân Hoàng/ảnh: Reuters | 28/02/2021, 16:50

Cảnh sát Myanmar đã nổ súng vào những người biểu tình hôm Chủ nhật trong ngày đẫm máu nhất trong nhiều tuần biểu tình chống lại cuộc đảo chính. Ít nhất 18 người đã thiệt mạng và một số người bị thương, các nguồn tin chính trị, y tế và truyền thông cho biết.

Một phụ nữ cũng chết vì nghi lên cơn đau tim sau khi cảnh sát phá vỡ cuộc biểu tình của giáo viên bằng lựu đạn gây choáng ở thành phố Yangon lớn nhất Myanmar, theo con gái bà và đồng nghiệp.

Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội giành chính quyền và bắt giữ lãnh đạo chính phủ được bầu là Aung San Suu Kyi cùng phần lớn lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà, với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử vào tháng 11.2020 mà NLD đã chiến thắng.

Hàng trăm ngàn người Myanmar xuống đường biểu tình và các nước phương Tây lên án cuộc đảo chính, dẫn đến việc dừng các bước ​​hướng tới dân chủ như dự kiến sau gần 50 năm cầm quyền của quân đội.

Myanmar giống như một chiến trường”, vị Hồng y Công giáo đầu tiên của đất nước đa số theo đạo Phật - Charles Maung Bo viết trên Twitter.

ngay-dam-mau-nhat-trong-cuoc-bieu-tinh-chong-dao-chinh.jpg
Cảnh sát chống bạo động bắn đạn cao su về phía người biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự ở thành phố Yangon, Myanmar ngày 28.2

Cảnh sát đã có mặt sớm và nổ súng ở các khu vực khác nhau của Yangon sau khi lựu đạn choáng, hơi cay và các phát súng chỉ thiên không giải tán được đám đông. Binh lính cũng tăng cường hỗ trợ cho cảnh sát.

Một số người bị thương được đám đông biểu tình kéo đi, để lại những vết bẩn đẫm máu trên vỉa hè, theo hình ảnh trên các phương tiện truyền thông.

Một người đàn ông đã chết sau khi được đưa đến bệnh viện với vết đạn ở ngực, một bác sĩ yêu cầu giấu tên cho biết.

Chính trị gia Kyaw Min Htike nói với Reuters từ thị trấn cho biết cảnh sát cũng đã nổ súng ở Dawei phía nam Myanmar khiến 3 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Tờ Irrawaddy đưa tin một người đã thiệt mạng trong cuộc biểu tình ở thành phố Mandalay lớn thứ hai Myanmar, trong khi tổ chức từ thiện dịch vụ khẩn cấp báo cáo hai người chết tại thị trấn Bago.

Hãng truyền thông Myanmar Now đưa tin 2 người đã thiệt mạng trong một cuộc biểu tình khác ở Mandalay.

Lực lượng an ninh đã nổ súng một lần nữa sau đó trong ngày và một phụ nữ đã thiệt mạng, Sai Tun, cư dân Mandalay nói với Reuters.

Đội ngũ y tế đã kiểm tra và xác nhận rằng cô ấy không qua khỏi. Cô ấy bị bắn vào đầu”, Sai Tun nói.

"Lực lượng cảnh sát và quân đội đã đối đầu với các cuộc biểu tình ôn hòa, sử dụng vũ lực sát thương và ít sát thương mà theo thông tin đáng tin cậy từ Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhận được, đã khiến ít nhất 18 người chết và hơn 30 người bị thương", nhân văn phòng quyền Liên Hợp Quốc cho biết.

Cảnh sát và người phát ngôn của hội đồng quân sự cầm quyền đã không trả lời các cuộc điện thoại tìm kiếm bình luận.

Cảnh sát đã phá vỡ các cuộc biểu tình ở các thị trấn khác, gồm cả Lashio phía đông bắc và Myeik ở sâu phía nam Myanmar, người dân và phương tiện truyền thông đưa tin.

Lãnh đạo quân đội Myanmar - tướng Min Aung Hlaing cho biết tuần trước chính quyền đã sử dụng vũ lực tối thiểu để đối phó với các cuộc biểu tình. Tuy nhiên, ít nhất 21 người biểu tình hiện đã chết trong tình trạng hỗn loạn. Quân đội cho biết một cảnh sát đã bị giết.

Cuộc đàn áp dường như cho thấy quyết tâm của quân đội trong việc áp đặt chính quyền của mình khi đối mặt với sự thách thức lan rộng, không chỉ trên đường phố mà rộng hơn là trong các cơ quan dân sự, chính quyền thành phố, tư pháp, giáo dục, y tế và truyền thông.

Hành động leo thang rõ ràng của lực lượng an ninh Myanmar trong việc sử dụng vũ lực gây chết người ở nhiều thị trấn và thành phố... là thái quá và không thể chấp nhận được”, Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tuyên bố.

Hàng trăm người biểu tình từ chối rời đường phố vào đầu giờ chiều 28.2 ở Yangon. Nhiều người dựng rào chắn, trong khi số khác hô khẩu hiệu và hát các bài hát phản đối.

Nếu họ tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ phòng vệ”, Nyan Win Shein nói trong một cuộc biểu tình ở Yangon.

ngay-dam-mau-nhat-trong-cuoc-bieu-tinh-chong-dao-chinh21.jpg
ngay-dam-mau-nhat-trong-cuoc-bieu-tinh-chong-dao-chinh1.jpg
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính ở Yangon ngày 28.2
ngay-dam-mau-nhat-trong-cuoc-bieu-tinh-chong-dao-chinh231.jpg
Các cảnh sát chống bạo động bắn đạn cao su và xịt hơi cay vào người biểu tình ở Yangon

Đầu ngày, cảnh sát ập đến để giải tán cuộc biểu tình của giáo viên bằng lựu đạn gây choáng, khiến đám đông bỏ chạy. Cô giáo tên Tin New Yee đã chết vì nghi ngờ lên cơn đau tim, con gái của cô và đồng nghiệp cho biết.

Cảnh sát cũng ném lựu đạn choáng bên ngoài một trường y ở Yangon khiến các bác sĩ và sinh viên mặc áo khoác trắng trong phòng thí nghiệm chạy tán loạn. Một nhóm được gọi là Liên minh y tế Whitecoat cho biết hơn 50 nhân viên y tế đã bị bắt.

Đài truyền hình MRTV do nhà nước điều hành cho biết hơn 470 người đã bị bắt hôm 27.2 khi cảnh sát phát động chiến dịch trấn áp trên toàn quốc. Không rõ có bao nhiêu người đã bị giam giữ vào 28.2.

“Quyết chiến đấu lại chừng nào còn có thể

Theo nhà hoạt động thanh niên Esther Ze Naw, trước đó nhiều người đang chiến đấu với nỗi sợ hãi mà họ phải sống dưới sự thống trị của quân đội.

Cô nói: “Rõ ràng là họ đang cố gieo rắc nỗi sợ hãi trong chúng tôi bằng cách bắt chúng tôi phải chạy và trốn. Chúng tôi không thể chấp nhận điều đó".

Động thái của cảnh sát diễn ra sau khi truyền hình nhà nước thông báo rằng Kyaw Moe Tun - Đại sứ Myanmar ở Liên Hợp Quốc đã bị sa thải vì phản bội đất nước vì thúc giục Liên Hợp Quốc sử dụng "bất kỳ phương tiện cần thiết nào" để chống lại quân đội.

Đại sứ Kyaw Moe Tun vẫn thách thức và nói với Reuters ở New York: “Tôi quyết sẽ chiến đấu lại chừng nào còn có thể”.

Trong khi các nước phương Tây lên án cuộc đảo chính và một số quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hạn chế, các tướng lĩnh theo truyền thống thường bỏ qua áp lực ngoại giao. Họ đã hứa sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới và trao quyền cho người chiến thắng nhưng không ấn định ngày.

Đảng của bà Suu Kyi và những người ủng hộ cho biết kết quả của cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.2020 phải được tôn trọng.

Năm nay 75 tuổi và đã bị quản thúc gần 15 năm tại gia, bà Suu Kyi phải đối mặt với cáo buộc nhập khẩu trái phép 6 bộ đàm và vi phạm luật thiên tai do vi phạm các giao thức về coronavirus. Phiên điều trần tiếp theo về trường hợp của bà Suu Kyi dự kiến diễn ra vào 1.3.

Bài liên quan
Khi dân, nhà báo Myanmar làm cách mạng và kháng chiến kỹ thuật số trên Facebook phản đối đảo chính
Khi hay tin binh lính lại nắm quyền ở Myanmar, Thar Lon Zaung Htet vội vã đến văn phòng hãng thông tấn Khit Thit Media ở thành phố Yangon, lấy một vài thứ cần thiết và cất kỹ. Anh không quay lại tòa sạn mà giờ tác nghiệp trên đường phố.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày đẫm máu nhất trong các cuộc biểu tình chống đảo chính, ít nhất 18 người Myanmar chết