Tại phiên họp giải trình về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM, Chủ tịch Phan Văn Mãi đề ra một số giải pháp chính để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đầu tư công trong thời gian tới.

Chủ tịch TP.HCM đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư công trong thời gian tới

Tú Viên | 24/08/2022, 12:56

Tại phiên họp giải trình về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM, Chủ tịch Phan Văn Mãi đề ra một số giải pháp chính để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đầu tư công trong thời gian tới.

Sáng 24.8, Thường trực HĐND TP.HCM tổ chức phiên họp giải trình về pháp luật đầu tư công trên địa bàn TP.HCM trong trung hạn giai đoạn 2016-2020 và 2 năm đầu của giai đoạn 2021-2025.

Tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, cho biết, giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng giao cho thành phố tổng ngân sách địa phương là 142.000 tỉ đồng, chỉ đáp ứng 21% tổng nhu cầu (khoảng 672.000 tỉ đồng).

Trong bối cảnh đó, thành phố cần phân bổ nguồn vốn tập trung hoàn thành các dự án chuyển tiếp của giai đoạn trước nhằm nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí. Cụ thể, số dự án chuyển tiếp của TP.HCM hiện nay là 1.191 dự án, chiếm đến 48% tổng vốn trung hạn 2021-2025.

bdssg19-1645157791290817106262-0-0-1250-2000-crop-16568205126341445539690.jpeg

Nhiều dự án trọng điểm tại TP.HCM cần được đẩy nhanh tiến độ-Ảnh: P.V

Chủ tịch UBND TP.HCM thừa nhận, các tồn tại, hạn chế được các đại biểu HĐND đặt ra là điều chính quyền đã nhìn rõ. Trong thời gian qua, việc quản lý đầu tư công trên địa bàn đã bộc lộ nhiều bất cập.

Trong đó, một số chủ đầu tư lập dự án còn chậm so với thời gian quy định. Người có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt không căn cứ trên kết quả giám sát, đánh giá. Vừa qua, một số cơ quan, đơn vị phê duyệt dự toán gói thầu vượt định mức đã bị phát hiện và xử lý.

Về việc giải ngân chậm, người đứng đầu chính quyền thành phố cũng chỉ rõ, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc là một trong những nguyên nhân chính. Thành phố thực hiện khâu này còn chậm, thiếu sự phối hợp giữa các bên.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, thời gian tới, công tác giải phóng mặt bằng, giao vốn là vấn đề lớn của thành phố khi hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 và triển khai xây dựng vành đai 3, vành đai 4. Thành phố cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị thì công tác này mới tốt hơn được.

Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, Chủ tịch UBND TP.HCM đề ra một số giải pháp chính để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đầu tư công trong thời gian tới. Theo đó, UBND TP.HCM xác định việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn thành phố, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tổ chức hiệu quả các hội nghị giao ban để rà soát, kiểm tra tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công định kỳ hàng tháng để đánh giá kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công định kỳ hàng tháng, lắng nghe và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của đơn vị đảm bảo các dự án triển khai đúng thời gian thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Linh hoạt trong công tác điều hành kế hoạch vốn, kịp thời tham mưu điều chuyển vốn cho các dự án có tiến độ triển khai nhanh, có khả năng hấp thụ vốn tốt, bổ sung vốn cho các dự án đã hoàn tất thủ tục đầu tư theo quy định và đủ điều kiện để bố trí vốn.

Thường xuyên rà soát, kiểm điểm tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các quận, huyện, thành phố không để ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với các dự án có thu hồi đất.

Bên cạnh đó, chủ động cân đối các nguồn vốn từ đầu năm, các nguồn vốn được bổ sung hàng năm đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để khuyến khích, kêu gọi đầu tư xã hội hóa vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, phục vụ đời sống an sinh xã hội của thành phố. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công…

Bài liên quan
ADB: Đầu tư công là đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chuyên gia của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng đầu tư công là một "đầu tàu" quan trọng của tăng trưởng kinh tế, song cần hiện thực hóa các kế hoạch để đầu tàu này phát huy sức mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch TP.HCM đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư công trong thời gian tới