Các quan chức ở Ấn Độ đang chạy đua để ngăn chặn đợt bùng phát vi rút Nipah đã cướp đi sinh mạng của một cậu bé 12 tuổi và nguy hiểm hơn cả COVID-19.

Chuyên gia nói về vi rút Nipah dễ gây chết người hơn SARS-CoV-2, chưa có vắc xin ngăn ngừa

Sơn Vân | 09/09/2021, 20:40

Các quan chức ở Ấn Độ đang chạy đua để ngăn chặn đợt bùng phát vi rút Nipah đã cướp đi sinh mạng của một cậu bé 12 tuổi và nguy hiểm hơn cả COVID-19.

CBS News đưa tin cậu bé được đưa đến bệnh viện vào tuần trước ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ với tình trạng sốt cao và nghi ngờ bị viêm não. Sau khi xét nghiệm máu, cậu được chẩn đoán nhiễm vi rút Nipah và qua đời hôm 5.9.

CBS News đưa tin các quan chức Ấn Độ đang sử dụng phương pháp truy vết và cách ly với 188 người đã tiếp xúc với cậu bé này để ngăn chặn sự bùng phát trên diện rộng.

John Lednicky, Giáo sư nghiên cứu tại khoa Môi trường và Sức khỏe Toàn cầu của Đại học Florida (Mỹ), nói: “Đây là một trong những loại vi rút mà chúng ta thực sự cần chú ý”.

Sự tái xuất hiện của vi rút Nipah đang làm phức tạp thêm một vấn đề ở quốc gia vốn đang phải vật lộn với tác động của COVID-19, với hơn 30.000 ca COVID mới được báo cáo vào 6.9.

Vi rút Nipah là gì?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), vi rút Nipah được phát hiện lần đầu tiên ở Malaysia và Singapore vào năm 1999 sau khi nhiều người và con lợn bị bệnh.

Cho đến nay, các đợt bùng phát Nipah duy nhất được ghi nhận đã xảy ra ở châu Á. Nipah được phân loại là một loại vi rút lây truyền từ động vật sang người. Nó cũng có thể được truyền qua thực phẩm bị ô nhiễm và trực tiếp giữa người với người.

Vi rút Nipah không liên quan đến COVID-19, nhưng có thể có cùng nguồn gốc từ dơi.

chuyen-gia-noi-ve-vi-rut-nipah-de-gay-chet-nguoi-hon-sars-cov-2.jpg
Vi rút Nipah dễ gây chết người hơn SARS-CoV-2, có thể có nguồn gốc từ dơi

Vật chủ của vi rút Nipah là dơi ăn quả, còn được gọi là cáo bay vì kích thước lớn của chúng.

John Lednicky cho biết lợn rất dễ bị nhiễm vi rút và có thể tiếp xúc với Nipah qua nguyên liệu trái cây mà dơi ăn.

Các vật nuôi khác như ngựa, dê, cừu, mèo và chó cũng có thể bị nhiễm vi rút Nipah, theo CDC. Những người không cảnh giác cũng có thể tiếp xúc với trái cây bị ô nhiễm và nhiễm bệnh.

John Lednicky nói: “Có thể có sự đánh giá thấp về những người đã bị nhiễm vi rút Nipah do không được chẩn đoán đúng cách”.

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm vi rút Nipah

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các triệu chứng của vi rút Nipah thay đổi từ không triệu chứng đến nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và ở mức độ tồi tệ nhất là viêm não, tình trạng sưng tấy các mô hoạt động trong não có thể gây tử vong.

Những người bị nhiễm Nipah có thể bị đau họng, sốt, đau đầu và đau cơ. Nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển, chóng mặt và thay đổi ý thức có thể là dấu hiệu của bệnh viêm não.

Thời gian bắt đầu xuất hiện các triệu chứng từ 4 đến 14 ngày sau khi phơi nhiễm và hiện chưa có vắc xin nào để ngăn ngừa vi rút Nipah.

John Lednicky nói: “Không có cách điều trị nào tốt cho nó. Họ đưa bạn vào bệnh viện, nhưng họ thực sự không thể làm được gì khác cho bạn".

WHO báo cáo rằng 40% đến 75% trường hợp nhiễm vi rút Nipah tử vong, so với tỷ lệ chết của COVID-19 là khoảng 2%.

Người ở Mỹ có nên lo lắng?

John Lednicky cho biết người dân ở Mỹ không cần lo lắng nhiều về vi rút Nipah vì nó đã được phân lập ở các khu vực châu Á, nơi dơi ăn quả sinh sống. Thế nhưng luôn có khả năng ai đó có thể mang vi rút Nipah đến một khu vực mới.

Mối quan tâm thực sự là cách mọi người đi du lịch. Nhiều năm trước, khi việc đi lại bị hạn chế hơn, bạn không thấy những mầm bệnh bất thường khi đi du lịch", ông nói.

John Lednicky hy vọng rằng Mỹ có thể học hỏi từ đại dịch COVID-19 và thực hiện một cách tiếp cận chủ động hơn. Ông nhận định: “Sẽ có nhiều mầm bệnh mới xuất hiện hơn. Có vẻ như lịch sử lặp lại bởi vì chúng ta không chuẩn bị".

Bài liên quan
Lý do COVAX giảm mục tiêu, không thể phân phối 2 tỉ liều vắc xin COVID-19 trong 2021 như lời hứa
COVAX, chương trình toàn cầu cung cấp vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo, đang giảm gần 30% so với mục tiêu trước đó là 2 tỉ liều trong năm 2021, các tổ chức quốc tế điều hành chương trình cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia nói về vi rút Nipah dễ gây chết người hơn SARS-CoV-2, chưa có vắc xin ngăn ngừa