Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 21.5 cho biết Philippines sẽ không đứng về phía nào trong "cuộc cạnh tranh quyền lực lớn" đang diễn ra và kêu gọi các cường quốc không theo đuổi sự thống trị để gây bất lợi cho các nước nhỏ hơn.

Đứng về phía Mỹ hay Trung Quốc, Tổng thống Philippines đã có câu trả lời

Nhân Hoàng | 21/05/2021, 17:24

Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 21.5 cho biết Philippines sẽ không đứng về phía nào trong "cuộc cạnh tranh quyền lực lớn" đang diễn ra và kêu gọi các cường quốc không theo đuổi sự thống trị để gây bất lợi cho các nước nhỏ hơn.

Phát biểu trong ngày thứ hai của hội nghị Tương lai châu Á do Tập đoàn Nikkei tổ chức tại Tokyo (Nhật) và trực tuyến đến hết 21.5, ông Rodrigo Duterte cũng kêu gọi hợp tác toàn cầu trong cuộc chiến chống lại COVID-19, bao gồm cả việc tiếp cận công bằng với vắc xin.

Tổng thống Philippines cho biết đại dịch "thúc đẩy xu hướng phi toàn cầu hóa", dẫn đến mất cơ hội giao thương cho các quốc gia đang phát triển.

"Chúng tôi không mù quáng trước sự đa dạng hóa và phân tách địa chính trị. Tuy nhiên, Philippines không thấy cần phải đứng về phía nào trong cuộc cạnh tranh địa kinh tế đang diễn ra giữa các cường quốc", ông Duterte nói trong một bài phát biểu được ghi lại, đề cập đến Mỹ và Trung Quốc nhưng không nhắc tên họ.

Dự kiến ​​kết thúc nhiệm kỳ 6 năm duy nhất của mình vào năm tới, ông Duterte đã nuôi dưỡng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc theo chính sách đối ngoại "độc lập" nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng minh truyền thống của Philippines là Mỹ.

Thế nhưng, các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang có tranh chấp đã khiến ông Duterte đình chỉ một động thái trước đó là chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng giữa Philippines và Mỹ. Thay vào đó, hiệp ước năm 1998 đang được đàm phán lại.

Ông Duterte cũng cho biết các tranh chấp phải được giải quyết "một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế".

dung-ve-phia-my-hay-trung-quoc-tong-thong-philippines-da-co-cau-tra-loi.jpg
Tổng thống Philippines - Rodrigo Duterte phát biểu video tại hội nghị Tương lai châu Á của Nikkei vào ngày 21.5

Tổng thống Philippines không đề cập rõ ràng đến Biển Đông, vấn đề nóng bỏng ở quê nhà, nơi ông đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích vì không có lập trường vững chắc hơn chống lại các yêu sách của Trung Quốc với gần như toàn bộ tuyến đường thủy.

"Các cường quốc phải chống lại sự cám dỗ theo đuổi lợi ích của các nước nhỏ hơn, bất chấp luật pháp quốc tế một cách rõ ràng. Đại dịch đã cho chúng ta thấy rằng các cách tiếp cận với tổng bằng không là tự đánh bại bản thân và cuối cùng là vô ích. Điều gì làm tổn thương một người, cuối cùng lại làm tổn thương những người khác", ông Duterte nói.

Tổng thống Duterte cũng sử dụng diễn đàn này để tìm kiếm các khoản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế kỹ thuật số của Philippines, khi chính quyền ông đặt mục tiêu đảo ngược mức suy giảm kinh tế kỷ lục 9,6% vào năm ngoái, mức tồi tệ nhất ở Đông Nam Á.

"Chúng tôi mời gọi thêm các khoản đầu tư để mở rộng thương mại điện tử, các phương thức tương tác và trao đổi mới trong một không gian mạng an toàn và bảo mật", ông Duterte nói.

Nhà lãnh đạo Philippines cũng ủng hộ đạo luật Phục hồi Doanh nghiệp và Ưu đãi Thuế cho Doanh nghiệp mới được ký kết, theo đó cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 30% xuống 25%.

Ông Duterte nói: “Philippines đã sẵn sàng trở thành tác nhân cạnh tranh trong một nền kinh tế toàn cầu cởi mở và công bằng. Bất chấp đại dịch, cơ hội để tăng trưởng vẫn còn".

Hội nghị quốc tế về 'Tương lai châu Á'  là diễn đàn đối thoại chính sách uy tín được tổ chức thường niên, có sự tham dự của các lãnh đạo, học giả, chính khách hàng đầu.

Năm nay, hội nghị tập trung vào vai trò của châu Á và những thay đổi chính sách gắn liền với đại dịch COVID-19, bao gồm các thách thức từ việc duy trì nguyên tắc hòa bình, ổn định, đa dạng khi các nước thúc đẩy sáng kiến phát triển kinh tế hậu đại dịch.

Theo thông tin từ trang web của hội nghị lần thứ 26, sự kiện này cũng đặt ra câu hỏi về cách thức các nước hợp tác trong những vấn đề quốc tế, trong đó có việc vượt qua các đại dịch khác trong tương lai.

Tại hội nghị này, phát triển kinh tế xanh cũng là chủ đề được quan tâm. Các học giả và lãnh đạo quốc tế sẽ thảo luận về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu…

Đây cũng là một trong những sự kiện quốc tế đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính kể từ khi nhậm chức. Hồi tháng 4.2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới Thủ đô Jakarta (Indonesia) tham dự hội nghị các lãnh đạo ASEAN.

Các nguyên thủ và cựu lãnh đạo châu Á khác tham dự hội nghị 'Tương lai châu Á' có Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, Phó thủ tướng Singapore - Heng Swee Keat, Thủ tướng Pakistan - Imran Khan…

Bài liên quan
Thủ tướng Campuchia: Nếu không dựa vào Trung Quốc, tôi sẽ dựa vào ai?
Thủ tướng Hun Sen gọi những lời chỉ trích về quan hệ chặt chẽ của Campuchia với Trung Quốc là 'bất công' tại hội nghị Tương lai châu Á của Tập đoàn Nikkei (Nhật Bản).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đứng về phía Mỹ hay Trung Quốc, Tổng thống Philippines đã có câu trả lời